| Hotline: 0983.970.780

Nữ kỹ sư xây dựng đam mê nghề nông

Thứ Sáu 23/09/2016 , 08:16 (GMT+7)

“Tôi rất đam mê nghề nông và mong muốn làm mô hình điểm để lại dấu ấn giúp nông dân quê hương học hỏi...”. Đó là chị Nguyễn Thị Kim Hoa, SN 1974, ở phường Vĩnh Trường, TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chị Hoa vốn là kỹ sư xây dựng cầu đường, đã làm việc ổn định ở TP.HCM nhưng vẫn quyết tâm trở về quê mua đất ở thôn Xuân Tây, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh đầu tư làm trang trại.

 

“Biến” đất khô cằn nở hoa

Giờ đây trang trại Kim Kim Hoa do chị Hoa làm chủ được nhiều DN cùng nông dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học hỏi. Thương lái cũng đã tìm đến để bao tiêu sản phẩm xoài và bưởi da xanh.

Mở đầu câu chuyện chị Hoa cho biết, cơ duyên chị làm trang trại cây ăn quả bởi vì đam mê. Từ đầu những năm 2000 khi chị đang thi công công trình ở miền Đông Nam bộ thì biết đến mô hình trồng bưởi da xanh. Tuy nhiên do bận công việc nên đến mãi năm 2009, chị mới trở về Khánh Hòa và hiện thực ý tưởng của mình.

Công việc đầu tiên của chị là tìm đất rất vất vả. Chị đã lên tận huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh rồi xuống huyện Diên Khánh mất gần 1 năm trời nhưng chẳng có khu đất nào ưng ý cả. Bởi theo chị, làm trang trại đất phải rộng hàng chục ha và phải có nguồn nước tưới đảm bảo.

Tưởng chừng, chị phải bỏ cuộc tìm kiếm đất ở quê hương để sang tỉnh khác đầu tư thì bỗng dưng có người quen giới thiệu có mảnh đất ở thôn Xuân Tây, xã Vạn Hưng, nơi chị thành lập trang trại bây giờ.

Lúc đầu chị không ưng ý lắm, bởi đây là vùng khô cằn, đồi núi, thiếu nguồn nước tưới. Nhưng vì quá đam mê làm trang trại nên đã thôi thúc chị mua ngay.

“Ngày tôi đầu tư người thân, bạn bè đều bảo bị... điên. Điên là bởi bao nhiêu chỗ tốt đẹp hơn, giá đất rẻ hơn tôi không đầu tư lại đi đổ rất nhiều tiền vào đây, nơi mà trước đó người ta làm ăn không hiệu quả. Điên bởi vốn là kỹ sư xây dựng và có công ty làm ăn rất khá, đùng một cái lại lao vào làm… nông dân.

Mọi người nói lắm, ngay cả người dân địa phương cũng xì xào như thế nhưng tôi không nản lòng. Tôi âm thầm lên kế hoạch từng giai đoạn rồi ra sức sang lấp mặt bằng, phân khu trồng, đào giếng, đào ao chứa nước, lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm cho từng cây trồng, chăm sóc vườn sẵn có rồi trồng thêm bưởi da xanh... Cứ trồng, rồi chăm sóc, học hỏi và rút kinh nghiệm những người đi trước… phải mất sau 3 năm trang trại của tôi mới hình thành. Đất không phụ người, cây ăn trái trong vườn đã thơm hoa, kết trái cho thu hoạch”, chị Hoa tâm sự.

 

Xoài, bưởi trong nhà lưới

Dẫn chúng tôi tham quan trang trại rộng 20ha được chia thành 6 khu trồng với nhiều loại cây ăn trái. Đi dưới hàng cây xoài rợp bóng mát được trồng thẳng tắp, mỗi cây cách nhau độ 4m, cứ chừng 4 cây lại có một con đường theo kiểu hình bàn cờ được bố trí đủ rộng cho một chiếc xe tải loại nhỏ có thể chạy khắp vườn.

Tuy nhiên điều đặc biệt ở trang trại Kim Kim Hoa là xoài, bưởi được đưa vào nhà lưới. Theo chị Hoa, ý tưởng này là chị học từ Nhật Bản. Ở bên đó việc trồng xoài trong nhà lưới rất phổ biến, hoa, trái không bị sâu, rầy tấn công, hạn chế được chi phí công lao động bao trái hay phun thuốc BVTV chống rụng hoa… Hơn nữa, việc trồng xoài trong nhà kính còn giúp người trồng điểu khiển cho xoài ra trái vụ hiệu quả hơn.

11-20-59_2
Xoài, bưởi đưa vào nhà lưới

 

“Hiện tôi đã đưa 2ha xoài trong nhà kính, với giá đầu tư khoảng 300 triệu đồng/1.000m2 và sắp tới bưởi da xanh cũng được đưa vào. Tuy nhiên ở bên Nhật xoài được trồng chậu nên chiều cao thấp, còn ở ta trồng ngoài đất nên cây phát triển lớn, để đưa vào nhà kính tôi phải hạ bớt độ cao. Từ khi đưa xoài vào nhà kính tôi thấy cây không bị hư hại, năng suất ổn định hơn và sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng”, chị Hoa chia sẻ.

Hiện nguồn thu nhập chính của trang trại là hơn 2.000 gốc xoài tứ quý và xoài Úc cùng với hơn 3.000 gốc bưởi da xanh và bưởi đường cho thu hoạch quanh năm. Trong những gần đây 2 loại cây này cho thu nhập từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha.

Bên cạnh 2 cây ăn trái cho thu nhập chính, trang trại còn trồng nhiều loại cây ăn quả khác như mít, thanh long, ổi, cóc, chanh không hạt… mỗi loại vài trăm cây để trồng thử nghiệm. Ngoài ra chị còn trồng hàng nghìn cây gỗ quý như gõ đỏ, thiên ngân, gió bầu, sao… bao quanh trang trại nhằm chắn gió và là nguồn thu không nhỏ.

Đến khu tập trung trồng bưởi da xanh, chúng tôi choáng ngợp trước vườn trái sum xuê đầy cành, mỗi cây ít nhất ra 100 quả. Chị Hoa cho biết, bưởi ở đây chị thu hoạch mỗi quả dao động từ 1,7 - 2kg, với giá bán tại vườn từ 42 - 55 ngàn đồng/kg (tùy loại) nhưng không đủ cung cấp thị trường. Hầu hết nông sản chị làm ra đều cung ứng cho nông sản sạch ở Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM…

“Trang trại của tôi được 2 DN nước ngoài đến tham quan. Họ rất thích cách đầu tư bài bản và đề nghị hợp tác để xuất khẩu nông sản ra nước ngoài nhưng tôi vẫn chưa nhận lời bởi yêu cầu nguồn hàng lớn và ổn định”, chị Hoa nói.

Rời trang trại, chúng tôi thật sự khâm phục nữ kỹ sư xây dựng đã tạo được mô hình đầy dấu ấn. Tuy vốn đầu tư không nhỏ nhưng hiệu quả mang lại kinh tế cao. Mô hình này không chỉ tiên phong làm nông sản sạch mà còn chứng minh được tiềm năng dồi dào để tồn tại và phát triển kinh tế vườn trong xu thế hội nhập hiện nay.

Hiện trang trại tạo công ăn việc làm cho 20 lao động thường xuyên và thời vụ, với mức thu nhập trung bình từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Ông Hồ Qúy Thuận ở xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh, một người làm công ở đây cho biết, trang trại này giúp ông có công ăn việc làm ổn định với mức thu nhập gần 5 triệu đồng/tháng. Công việc hằng ngày của ông là làm cỏ, tưới nước và chăm sóc cây... Do được đầu tư bài bản nên các khâu thực hiện cũng nhẹ nhàng.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm