| Hotline: 0983.970.780

Núi Pháo báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả khắc phục thanh tra

Thứ Hai 08/07/2024 , 18:49 (GMT+7)

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai tham vấn cộng đồng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho Dự án khai thác và chế biến vonfram, fluorite, bismuth, đồng và vàng Núi Pháo.

Dự án mỏ đa kim Núi Pháo, Thái Nguyên. Ảnh: Vneconomy.

Dự án mỏ đa kim Núi Pháo, Thái Nguyên. Ảnh: Vneconomy.

Tại hồ sơ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (chủ đầu tư) đã thông tin quá trình thực hiện Kết luận thanh tra số 2065/2017 chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, khoáng sản, đất đai và tài nguyên nước.

"Từ tháng 8/2017 đến nay, công ty đã gửi hơn 30 báo cáo cập nhật tiến độ thực hiện các biện pháp khắc phục định kỳ hàng quý, hàng tháng tới Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Về cơ bản, công ty đã hoàn thành các yêu cầu tại kết luận thanh tra", báo cáo thể hiện.

Ngoài ra, doanh nghiệp đang tiếp tục thực hiện các nội dung liên quan đến nghiên cứu đánh giá thấm hồ chứa quặng đuôi (thấm nước từ các hồ chứa đuôi quặng xuống hạ lưu).

Thời điểm tháng 4, công ty cũng có văn bản báo cáo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) kết quả nghiên cứu và kế hoạch, giải pháp khắc phục trong năm nay.

Kết quả xác định thấm, khắc phục thấm và đề xuất giải pháp xử lý sẽ được gửi tới đoàn giám sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong tháng 12.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường yêu cầu doanh nghiệp rà soát các nguồn thải phát sinh ra; vận hành thường xuyên, ổn định, hiệu quả các công trình xử lý chất thải.

Cơ quan quản lý yêu cầu "tuyệt đối không để xảy ra sự cố môi trường", hoạt động phát sinh ô nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, đời sống của người dân trong khu vực.

Chủ đầu tư phản ánh, cuối tháng 5 vừa qua đã gửi công văn đến UBND huyện Đại Từ, UBND xã Hà Thượng đề nghị kiểm tra, xác định chủ nguồn thải bãi thải cũ khu vực xóm 6, xã Hà Thượng. Đồng thời cập nhật những thay đổi về hoạt động sản xuất, công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường.

Công ty Núi Pháo đang áp dụng công nghệ khai thác lộ thiên, công suất 3,5 triệu tấn quặng nguyên khai/năm. Sản phẩm sau chế biến là các loại tinh quặng vonfram (65,0% WO3), fluorit (97,8% CaF2), đồng (30% Cu), bismuth và vàng.

Năm 2005 và năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án. Chủ đầu tư khẳng định hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường cho 3,3ha tại các khu vực bãi đất đá thải và khu vực khác bị xáo trộn đất trong quá trình khai thác, sản xuất vào năm 2023.

Nhiều loại cây trồng và nguyên liệu được kết hợp sử dụng giúp tăng hiệu quả trong cải tạo, phục hồi môi trường. Năm 2023, doanh nghiệp trồng trên 15.000 cây keo lai, gieo 350kg các loại hạt cỏ và chăm sóc cây đã trồng từ những năm trước.

Theo giấy chứng nhận đầu tư, Công ty Núi Pháo được phép thực hiện dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo trong thời hạn 30 năm (kể từ năm 2004) để khai thác, chế biến vonfram, fluorit, bismuth, đồng, vàng thuộc khu vực mỏ với tổng diện tích 921ha.

Dự án thuộc nhóm A - lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản có tổng mức đầu tư 2.793 tỷ đồng; diện tích khu vực khai thác rộng 90ha. Công ty Núi Pháo hiện đang cung cấp 36% tổng sản lượng vonfram toàn thế giới.

Xem thêm
Guinea muốn học hỏi kinh nghiệm của nông nghiệp Việt Nam

Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác Nam - Nam và Việt Nam - Nam Phi - Guinea, thể hiện là thành viên có trách nhiệm về an ninh lương thực, nhất là với châu Phi.

Chuyện chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở vựa rau Minh Tân

Ông Đinh Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội thông tin, địa phương có 587 ha đất nông nghiệp trong đó có 160 ha rau.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Sóc Trăng có hơn 600 kênh thủy lợi là 'hồ thuận thiên' trữ nước ngọt

Huyện Trần Đề (Sóc Trăng) có 613 kênh cấp I, II, III, khối lượng trữ nước trên 6,5 triệu m3. Hệ thống này là thế mạnh trữ nước ngọt trong điều kiện xâm nhập mặn.