| Hotline: 0983.970.780

Cao Bằng hỗ trợ 176 tỉ đồng phát triển nông nghiệp thông minh

Thứ Tư 05/04/2023 , 13:48 (GMT+7)

Cao Bằng xác định, phát triển nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ cao là giải pháp đột phá thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện chính sách này, năm 2022,tỉnh Cao Bằng đã chi hơn 176 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hơn 44 tỷ đồng, nguồn vốn từ người dân và doanh nghiệp gần 134 tỷ 300 triệu đồng.

Số tiền này được tỉnh Cao Bằng tập trung khai thác tiềm năng, phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực.

Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Cao Bằng đã vào được các trung tâm thương mại, siêu thị. Ảnh: Thể Nguyễn. 

Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Cao Bằng đã vào được các trung tâm thương mại, siêu thị. Ảnh: Thể Nguyễn

Đối với lĩnh vực trồng trọt, năm 2022, toàn tỉnh trồng mới 36,78ha cây lê, nâng tổng diện tích cây lên hơn 458ha. Ngoài ra toàn tỉnh cũng trồng mới 60ha cây dẻ, trồng mới 94,8ha cây thạch đen và 233,5ha cây thuốc lá.

Riêng với lĩnh vực lâm nghiệp, toàn tỉnh trồng mới được 761ha cây hồi, 1.503ha cây quế, 72ha cây mắc ca. Đáng chú ý, người dân tỉnh Cao Bằng trồng mới 44ha cây trúc sào, hiện nay tổng diện tích lên đến 4.198ha.

Nhờ có nhiều sản phẩm nông sản nên chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Cao Bằng cũng có bước phát triển khá, hiện toàn tỉnh có 58 sản phẩm được công nhận và xếp hạng đạt sao OCOP cấp tỉnh.

Sản xuất nông sản đặc hữu cũng là hướng đi của tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Thể Nguyễn. 

Sản xuất nông sản đặc hữu cũng là hướng đi của tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Thể Nguyễn

Để tiếp tục thực hiện tốt các nội dung đột phá về nông nghiệp thông minh, nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến, năm 2023, tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến đến người dân và các tổ chức, doanh nghiệp.

Tỉnh Cao Bằng cũng tập trung thu hút, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân sản xuất theo hướng quy mô lớn, tập trung, ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, thực hiện liên kết từ đầu tư đến bao tiêu sản phẩm...

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.