| Hotline: 0983.970.780

Nước sạch bản Cồn Roàng

Thứ Sáu 04/11/2011 , 11:54 (GMT+7)

Từ trung tâm xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), sau gần 5 tiếng đồng hồ lắc lư trên chiếc xe U - oát vượt đồi núi hiểm trở, chúng tôi mới đến được Đồn Biên phòng 591.

Công trình nước sạch tại bản Cồn Roàng
Từ trung tâm xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), sau gần 5 tiếng đồng hồ lắc lư trên chiếc xe U - oát vượt đồi núi hiểm trở, chúng tôi mới đến được Đồn Biên phòng 591. Từ Đồn Biên phòng, đi thêm chừng 20 km đường rừng nữa mới đến được bản vùng biên Cồn Roàng.

Bản Cồn Roàng hiện có 39 hộ, với 188 nhân khẩu. Đây là bản giáp với nước bạn Lào, có mật độ dân cư đông nhất xã Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) với 100% đồng bào là người Ma Coong (thuộc nhóm Bru - Vân Kiều). Chục năm về trước, người dân bản Cồn Roàng thường sống du canh du cư. Người Ma Coong bản Cồn Roàng chỉ ở được không quá ba mùa rẫy lại kéo nhau đi tìm vùng đất mới, có khi sang tận nước bạn Lào.

Khoảng chục năm trở lại đây, nhận thấy những khó khăn trong việc định canh, định cư cho bà con dân bản, lãnh đạo Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Đồn 591 nhanh chóng lên kế hoạch tìm vùng đất mới, giúp bà con dựng nhà sàn kiên cố, khoanh vùng để bà con phát rẫy, cung cấp con giống, cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật cho bà con cách nuôi trồng, làm ăn sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả.

Theo ông Đinh Két, Trưởng bản Cồn Roàng, thì: "Cho đến thời điểm này hầu hết các hộ trong bản đều có nhà sàn vững chãi, không phải lo mưa nắng, lũ lụt như trước đây. Hiện mỗi hộ trong bản đều có khoảng 1ha đất rẫy để sản xuất, chủ động được cái ăn khoảng 6 tháng trong năm". Cũng nhờ ổn định được nơi ở nên bà con dân bản đã phát triển được đàn gia súc lên trên 200 con trâu bò, dê và hàng trăm con lợn, gà.

Cuộc sống bản làng Cồn Roàng đang dần đổi thay. Tuy nhiên, trăn trở lớn nhất của bà con là làm sao tìm được nguồn nước sinh hoạt và nguồn nước sản xuất ổn định. Nguyên do là cứ khoảng tháng 3 cho tới tháng 7 hàng năm, các con suối chảy qua bản đều cạn khô. Người dân buộc phải chắt lọc từng ca nước đục ngầu, rêu mốc, váng bẩn để sử dụng. Thậm chí có nhiều tháng trời, bà con phải dắt díu nhau đi bộ xuyên rừng hơn nửa cây số mới tìm được nguồn nước váng bẩn để lấy về dùng hàng ngày.

Thượng tá Nguyễn Đức Lin, Đồn trưởng Đồn 591, cho biết: "Từ năm 1997, bộ đội biên phòng đã đào cho bà con một giếng nước. Tuy nhiên, mới đưa vào sử dụng được một vài năm thì mưa lũ đã vùi lấp giếng. Do thường xuyên sử dụng nguồn nước bẩn, bởi vậy các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, viêm nhiễm thường xuyên xảy ra với đồng bào".

Đầu năm 2011, Đồn 591 đã phối hợp với UBND xã Thượng Trạch cùng bà con trong bản xây dựng một đập chứa nước có dung tích khoảng 700m3 nước, với tổng kinh phí trên 70 triệu đồng, chưa tính tới hàng trăm ngày công của các chiến sỹ trong đơn vị cùng dân bản.

Thượng tá Nguyễn Đức Lin cho biết thêm: "Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và quyết định xây đập nước tại chỗ cho từng khu dân cư, vừa thuận lợi, vừa thiết thực và mang tính bền vững lâu dài hơn là đào giếng hay xây bể nước. Quá trình xây dựng đập nước rất vất vả, mọi người phải tập kết và vận chuyển vật liệu bằng cách đi bộ xuyên rừng, vượt ghềnh suối trên con đường trơn trượt để làm đập cho đúng tiến độ. Đây là bước khởi đầu tốt để chúng tôi hoàn thành tiếp những công trình sau này cho một số bản khác".

Chỉ trong thời gian ngắn, với quyết tâm cao, con đập dâng và hệ thống đường ống dẫn nước kiên cố được hoàn thành. Công trình chính thức được sử dụng từ tháng 6/2011. Nước đã về tận đầu bản khiến bà con rất đỗi vui mừng. Với hai can nhựa, bà Y Vân nhanh nhẹn hứng nguồn nước sạch trong veo, mát rượi cười tươi khoe với chúng tôi: “Có nước sạch về bản rồi, bà con dân bản sướng lắm, thỏa lòng mong ước lâu nay. Cả đời mệ ở đây, có khi mô giữa mùa hè nóng bức mà được tắm nước sạch thích như vậy mô”.

Trưởng bản Đinh Két cũng hồ hởi tiếp lời: “Từ ngày có đập nước, mấy đứa trẻ trong bản tắm suốt ngày, trâu bò nhờ có nước uống thường xuyên nên con nào con nấy béo tốt ra, rau màu trong vườn nhờ có nước tưới nên tươi tốt lắm. Nhờ có nước, ai nấy cũng được tắm rửa sạch sẽ, không phải hôi hám và lo sợ bệnh tật như trước".

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm