| Hotline: 0983.970.780

Nuôi bồ câu an toàn

Thứ Năm 23/07/2015 , 09:39 (GMT+7)

Hàng ngày kiểm tra chuồng trại, lượng thức ăn, nghe tiếng kêu là biết tình trạng của chim; đặc biệt là áp dụng nuôi ghép chim non để tăng năng suất, giảm chi phí thức ăn...

Anh Nguyễn Văn Hoàn ở thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện (huyện Lục Nam, Bắc Giang) mở đầu câu chuyện về kinh nghiệm nuôi chim bồ câu bằng bí quyết của mình.

Đến thôn Hà Mỹ dễ dàng tìm được nhà anh Hoàn bởi đây là người khá nổi tiếng với nghề nuôi chim bồ câu. Nhấp ngụm nước mát, chúng tôi nghe anh kể về hành trình đến với nghề.

Trước đây, do nhà nghèo, gia đình đông con nên anh phải nghỉ học sớm để phụ giúp cha mẹ. Sau đó từng làm thuê ở nhiều nơi rồi chăn nuôi lợn.

Đất vườn đồi rộng, có lứa anh nuôi tới hơn 100 con lợn. Nhiều khi lãi lớn nhưng lỗ cũng không nhỏ do giá cả bấp bênh, dịch bệnh. Năm 2008, anh theo những người cùng làng gom lợn xuất sang Trung Quốc để vừa bán sản phẩm của mình vừa tiêu thụ giúp bà con.

“Những chuyến mang hàng lên cửa khẩu, tôi thấy phía Trung Quốc phải nhập khá nhiều ngô, gạo của Việt Nam để làm thức ăn cho chim bồ câu.

Thương lái Trung Quốc lại bán chim bồ câu thương phẩm rẻ hơn nhiều so với chim bà con ta nuôi. Tìm hiểu kỹ tôi biết được họ có kỹ thuật nuôi cho năng suất cao”, anh Hoàn cho biết.

Cuối năm 2012, anh bỏ buôn lợn sang trại chim bồ câu lớn bên Trung Quốc học nghề. Nắm bắt được kỹ thuật, đầu năm 2013, anh Hoàn mạnh dạn đầu tư hơn 400 triệu đồng mua 350 đôi chim giống bồ câu Pháp và làm hệ thống chuồng nuôi có nước uống tự động.

 Do vận chuyển vật nuôi vào thời điểm tháng 2, tiết trời ẩm ướt, chim chưa quen môi trường mới nên 50 đôi bị chết.

Vừa xót của, vừa lo lắng cho đàn chim, anh dồn hết tâm huyết chăm sóc. Các cặp chim được nuôi trong lồng có ngăn để đựng trứng, bên ngoài dán bảng ghi theo dõi ngày chim đẻ.

 Toàn bộ trứng được gom đưa vào lò ấp. Khi những quả trứng đầu tiên ấp nở thành công, những chú chim non lần lượt ra đời, anh vui mừng khôn xiết và tin rằng mình sẽ thành công.

Anh chọn một số cặp bố mẹ khéo nuôi con, cho ăn tăng bữa, bổ sung dinh dưỡng để nuôi chim non mới nở, ghép 4 con non với 1 cặp bố mẹ. Nhờ tách con sớm, những cặp còn lại tiếp tục sinh sản rất nhanh sau đó.

Anh Hoàn so sánh: “Thông thường 1 cặp chim bố mẹ chỉ nuôi được 2 con non và sau 40- 45 ngày mới tiếp tục đẻ lứa tiếp theo. Trong thời gian đó, chúng tiêu tốn lượng thức ăn rất lớn nên chi phí tốn kém, nếu tính toán sẽ thấy hiệu quả kinh tế thấp.

Thế nhưng tách chim non khỏi mẹ thì chỉ sau 10-13 ngày chim mẹ đẻ 1 lứa, bằng 1/4 thời gian so với cách nuôi truyền thống. Qua đó giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất vật nuôi”.

Dẫn khách thăm khu vực nuôi chim bồ câu, anh Hoàn hỏi: “Mấy hôm nay các bạn có đi vào trang trại chăn nuôi nào không?”. Thấy chúng tôi lắc đầu, anh bảo có nhiều người muốn thăm trang trại nuôi chim nhưng tôi không đồng ý vì nguy cơ lây truyền bệnh cho vật nuôi từ nơi khác rất cao.

"Các bạn chưa đi trại nào thì tôi yên tâm rồi” - vừa nói anh Hoàn vừa dẫn chúng tôi đi theo, yêu cầu mặc áo bảo hộ.

Lội qua vũng nước vôi trong, tiếp đó đến lớp vôi bột, xỏ đôi dép lê dành riêng vào khu chăn nuôi, chúng tôi mới đến được trại nuôi chim.

Từ nhà đến Chi cục Thú y tỉnh gần 20 km nên mỗi lần xuất bán chim ra ngoài tỉnh, anh Hoàn tốn công làm giấy kiểm dịch. Số lượng chim xuất chuồng rất lớn, thường chỉ ước lượng, nên đôi khi vô tình vi phạm. Do vậy anh đề nghị cơ quan chuyên môn tạo điều kiện hơn nữa, giảm phí thú y cho người chăn nuôi.

Anh Hoàn giải thích: “Không chỉ người lạ mà bản thân người nuôi chim cũng làm như vậy, mỗi khi vào khu vực chuồng nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định để tránh dịch bệnh”.

Để làm mát cho chim, anh trang bị quạt công suất lớn, phun nước bằng máy phun sương trên mái khu chăn nuôi. Hiện khu nuôi chim có số lượng cá thể lên đến hơn 10.000 con, trong đó hơn 3.500 chim bố mẹ.

Thấy có người lạ, chim ban đầu dáo dác. Khi được chủ nhân rắc thức ăn vào máng, tiếng mổ của chúng rộ lên thành dàn âm thanh rất vui tai. Thành phần thức ăn cho chim gồm 20% cám công nghiệp còn lại là ngô, lúa mạch, đậu tương.

Đặc biệt, chúng chỉ ăn thức ăn viên mà không ăn loại nghiền nhỏ. Cám, ngô rơi vãi được tận dụng nuôi gà đẻ trứng. Chim nuôi con cho ăn 4 lần/ngày, chim đẻ thường 2 lần/ngày.

Vừa chăm chỉ, đam mê, lại mát tay nên việc chăn nuôi của anh luôn thuận buồm xuôi gió. Giống chim này nhanh lớn, dễ tiêu thụ. Sau 20-22 ngày, chim thịt xuất chuồng nặng khoảng 0,6 kg/con.

Bình quân mỗi tháng, anh xuất hơn 1.000 chim thương phẩm với giá 70.000 đ/con, 300-400 cặp chim giống với giá 200.000 đ/đôi cung cấp cho các nhà hàng, trang trại nuôi chim ở khắp các tỉnh miền Bắc. Trừ chi phí anh lãi khoảng 20 triệu đ/tháng.

Nhằm bảo đảm an toàn cho đàn chim, hàng tuần anh phun thuốc phòng dịch cho toàn bộ khu trang trại, định kỳ phòng trị bệnh Newcatson, Gumboro, tụ huyết trùng.

Đồng thời quan sát để chọn lọc cặp chim khéo nuôi con rồi ghép các đôi chim non, giảm lượng con “ăn bám”.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm