| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá bống tượng lồng bè gắn với ao

Thứ Tư 16/11/2011 , 09:32 (GMT+7)

Hình thức này có nhiều ưu điểm như môi trường nuôi yên tĩnh ổn định; sử dụng thuốc một cách hiệu quả và xử lý dịch bệnh thuận lợi hơn...

Mô hình nuôi cá bống tượng bè trong ao
Từ bài viết “Nuôi cá bống tượng mùa lũ” (Nguồn: Báo NNVN ngày 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng lồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000 -  450.000đ/kg rất hấp dẫn (giá thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã có nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, lồng bè, bể, nhưng mấu chốt của kỹ thuật là con giống và biện pháp thuần dưỡng. Với tư chất của nông dân Nam bộ là cần cù sáng tạo, “cái khó không bó cái khôn”, nhiều nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và từ đó nhiều hình thức nuôi thâm canh ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của những loại hình nuôi trước.

Đây là loài cá ăn động vật tươi sống nhưng có tập tính bắt mồi thụ động. Theo kinh nghiệm nuôi của "vua cá bống tượng" Tám Tiếu (Tiền Giang): “Cho ăn một lần cá nhịn ba tháng” (Thanh Tâm - Báo Khoa học phổ thông, 28/5/2004) bằng cách thả cá bạc đầu hoặc một số loài thủy sản nước ngọt có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm như tép, cá sặc, rô phi, cá bảy màu tạo nguồn thức ăn có sẵn làm mồi cho cá.

Cá bống tượng có tập tính sống ở đáy, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, hang hốc, cống bọng, khi gặp nguy hiểm cá có thể chúi xuống bùn sâu đến 1m, sống ở đó hàng chục giờ. Chính vì vậy các hộ nuôi gặp nhiều bất lợi khi thu hoạch cá, không kể đến cá nuôi thất thoát do bờ ao nhỏ nhiều lỗ mọi và hang hốc. Môi trường nuôi yên tĩnh cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mô hình: nuôi cá trong lồng gắn liền với ao sẽ thỏa mãn được đặc điểm này của cá (cá không bị stress do tác động của các loại giao thông thủy trên sông rạch).   

Xuất phát từ các lồng bè đặt trong kinh rạch chịu tác động xấu bởi nguồn nước ô nhiễm (do nhiễm thuốc BVTV, diệt cua ốc… từ các cánh đồng rút nước chuẩn bị gieo sạ), hộ nuôi đã chuyển lồng cá từ kinh rạch vào đặt trong ao nhằm hạn chế hiện tượng chết hàng loạt của cá khi đạt đến kích cỡ có thể xuất bán.

Chúng tôi xin giới thiệu loại hình nuôi mới: nuôi cá bống tượng lồng (vèo) đặt trong ao. So với hình thức nuôi lồng trong kinh rạch, hình thức này có nhiều ưu điểm như môi trường nuôi yên tĩnh ổn định; sử dụng thuốc một cách hiệu quả và xử lý dịch bệnh thuận lợi hơn. Việc kết hợp chặt chẽ nuôi lồng và ao đã nâng cao hiệu quả mô hình như một số hộ nuôi tại các huyện An Phú, Tân Châu, Châu Thành ứng dụng thành công mô hình. Các hộ nuôi tận dụng ao có diện tích vài trăm m2 bố trí lồng vèo nuôi cá (chiếm 30-50% diện tích ao) tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình.

Mặc dù, cùng là loài cá ăn động vật tươi sống như đầu tư nuôi cá bống tượng sẽ an nhàn hơn so với cá lóc do tính ăn của cá, tốc độ tăng trưởng trung bình chậm (để đạt kích cỡ thương phẩm 400-500 gam/con, cá giống có trọng lượng 100gr/con cần nuôi trong ao từ 5-8 tháng, nuôi trong bè từ 5-6 tháng). Mô hình rất thích hợp với nhiều tầng lớp trong xã hội từ cán bộ hưu trí đến anh chị công chức kể cả nông dân bận rộn nhiều việc: Chỉ cần bỏ ra một giờ  trong ngày và 1 ngày trong tuần sẽ tận dụng được ao nuôi diện tích nhỏ kém hiệu quả.

Chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá bống tượng lồng trong ao nước tĩnh.

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo Nông nghiệp VN số 227 ra ngày 15/11/2011)

Xem thêm
Người nuôi lợn trang trại, gia trại được gỡ nút thắt

QUẢNG BÌNH Tâm lý ngại dịch bệnh, thua lỗ, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn được tháo gỡ khi mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ có đệm lót phát huy hiệu quả.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất