| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá chạch lấu bằng công nghệ sục khí nano

Thứ Ba 19/07/2022 , 14:11 (GMT+7)

ĐBSCL Nuôi cá chạch lấu bằng công nghệ sục khí nano giúp cá mau lớn và ít hao hụt đầu con nên hiệu quả kin tế nông dân thu được ở mức tối đa.

Hiện nay nhiều nông dân ở ĐBSCL nuôi cá chạch lấu ở trong ao đất hay trong bè gỗ đều mang lại hiệu quả kinh khá cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay nhiều nông dân ở ĐBSCL nuôi cá chạch lấu ở trong ao đất hay trong bè gỗ đều mang lại hiệu quả kinh khá cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nhiều nông dân ở ĐBSCL nuôi cá chạch lấu ở trong ao đất hay trong bè gỗ đều mang lại hiệu quả kinh khá cao. Tuy nhiên, đây là đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế cao trên thị trường vì nào giờ cá chạch lấu chủ yếu sống trong tự nhiên.

Chạch lấu tên khoa học (Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục; vây lưng, vây hậu môn và vây ngực có đốm đen nhỏ, không có vây bụng. Khi còn nhỏ, thức ăn chủ yếu của cá chạch lấu là giun, ấu trùng côn trùng, giáp xác nhỏ. Khi lớn, cá ăn côn trùng trưởng thành, tôm tép, cá nhỏ và mùn bã hữu cơ.

Ngoài tự nhiên, tăng trưởng của cá chạch lấu sau 1 năm tuổi có thể đạt trọng lượng từ 150 - 250gram/con, dài 18 - 25cm; sau 2 năm đạt 450 - 500 gram, dài 35 - 40cm. Chúng thành thục và sinh sản sau 2 - 3 năm; con đực thường lớn hơn con cái, dẫu cùng tuổi. Con cái có sức sinh sản 4.500 - 7.500 trứng/lần; trứng có kích thước nhỏ, màu vàng.

Cá thường sinh sản vào mùa mưa lũ, nước đục, từ tháng 6 đến tháng 9; nơi sinh sản là hang hốc, khe đá ngầm ven sông suối. Trong quá trình ương nuôi, nếu sử dụng thức ăn tươi sống, nhất là trùn chỉ, tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của chạch lấu sẽ cao hơn so với thức ăn khác.

Chạch lấu tên khoa học (Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục; vây lưng, vây hậu môn và vây ngực có đốm đen nhỏ, không có vây bụng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Chạch lấu tên khoa học (Mastacembelus favus) là loài cá nước ngọt có thân màu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục; vây lưng, vây hậu môn và vây ngực có đốm đen nhỏ, không có vây bụng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Anh Lê Văn Phúc ở xã An Long, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích mặt nước ao trên ruộng lúa thực hiện thành công mô hình nuôi cá chạch lấu. Ban đầu, anh Phúc cải tạo 2 ao diện tích 2.000 m2 trên ruộng lúa để thả nuôi 10.000 con cá chạch lấu.

Anh thả cá chạch lấu giống trong ao ương và cho cá ăn thức ăn như: giun, ấu trùng côn trùng và cộng thêm thức ăn viên công nghiệp độ đạm cao. Hơn một tháng chăm sóc, anh nuôi đại trà trong 2 ao đất và tiếp tục sử dụng thức ăn viên công nghiệp, tăng lượng thức ăn theo quá trình tăng trưởng của cá. 

Mỗi ngày, anh thay nước ao nuôi một lần, chăm sóc đàn cá cẩn thận. Đồng thời, trộn bổ sung vitamin và một số khoáng chất vào thức ăn cho cá để tăng sức đề kháng và giúp cá tăng trọng nhanh, ít bị bệnh.

Sau 9 tháng nuôi, anh Phúc thu hoạch cá chạch lấu thương phẩm, cá đạt trọng lượng trung bình 300 - 500 gram/con, bán giá 350.000 - 370.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, anh Phúc còn lãi gần 100 triệu đồng ở vụ nuôi đầu tiên. 

Sau 9 tháng nuôi cá chạch lấu, cá đạt trọng lượng trung bình 300 - 500 gram/con, bán giá 350.000 - 370.000 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sau 9 tháng nuôi cá chạch lấu, cá đạt trọng lượng trung bình 300 - 500 gram/con, bán giá 350.000 - 370.000 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến nay, anh Lê Văn Phúc mở rộng ao nuôi lên 4.000 m2 và thành lập Tổ hợp tác nuôi cá chạch lấu xã An Long. Anh Phúc vui vẻ chia sẻ: Bình quân 3kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá chạch lấu thương phẩm. Trung bình mỗi năm, gia đình anh thu hoạch 2 đợt. Mỗi đợt thu từ 700 - 800 kg cá, thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng.

Còn ông Trần Hồng Thái, ở xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu (An Giang) có nhiều năm trong nghề ương cá tra giống đã hơn 30 năm, nhưng 2 năm gần đây nghề ương nuôi cá tra giống gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng giá cả thị trường, dịch Covid 19… Trước những khó khăn đó, ông Thái quyết định chuyển sang nuôi thương phẩm cá chạch lấu trong vèo đặt trong ao đất kết hợp sục khí nano.

Ông Thái chia sẻ bí quyết nuôi thành công cá chạch lấu bằng công nghệ sục khí nano giúp cá mau lớn và ít hao hụt đầu con: Với diện tích ao 1.000 m2, ông Thái bố trí nuôi trong 5 vèo, mỗi vèo 16m2. Từng vèo đều có bố trí sục khí bằng công nghệ nano.

Sau khi bơm nước vào ao với độ sâu 3,5m được 15 ngày tiến hành thả 6.000 con giống cá chạch lấu, trọng lượng trung bình là 5 gram/con (200 con/kg), mỗi vèo 1.500 con. Sau 2 ngày bắt đầu cho cá ăn. Trong tuần lễ đầu cho cá ăn 2 lần/ngày, mỗi lần ăn là 3kg thức ăn công nghiệp (lượng đạm 40%).

Nuôi cá chạch lấu bằng công nghệ sục khí nano giúp cá mau lớn và ít hao hụt đầu con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nuôi cá chạch lấu bằng công nghệ sục khí nano giúp cá mau lớn và ít hao hụt đầu con. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thức ăn công nghiệp được xay nhuyễn rồi bổ sung thêm men tiêu hóa và vitamin C, trộn đều rồi đặt vào sàn cho cá ăn. Trong khi cho cá ăn tôi vẫn sục khí bình thường. Bên ngoài vèo ông Thái còn thả thêm một ít cá sặc rằn, cá hô và cá tra để chúng tận dụng thức ăn dư thừa của cá chạch lấu. Sau hơn 1 tháng nuôi cá chạch lấu đạt trọng lượng trung bình là 70 con/kg.

“Sử dụng công nghệ sục khí nano trong ao nuôi là một công nghệ rất tuyệt vời. Sau hơn 1 tháng thả nuôi mà nước trong ao nuôi của tôi vẫn tốt, không cần phải thay nước, chỉ bổ sung thêm 2 lần tính từ lúc nuôi đến giờ, màu nước đẹp, cá khỏe không bị bệnh. Với 6.000 con giống thả nuôi sau 1 tháng hao hụt không đến 10 con. Với hệ thống sục khí liên tục 24/24 tôi theo dõi lượng điện tiêu thụ cho 1 giờ là 0,4 KW điện, hệ thống này có thể điều chỉnh sục khí mạnh yếu tùy theo ý muốn” ông Thái nói.

Dù chỉ hơn 1 tháng nuôi nhưng nhận thấy cá chạch lấu lớn rất nhanh, sau hơn 1 tháng mà cá lớn gấp rưỡi khối lượng ban đầu. Với tốc độ lớn này thì tầm 6 tháng nữa ông Thái sẽ có cá chạch từ 300 - 400 gram/con bán ra thị trường.

Đặc biệt mô hình nuôi cá chạch lấu của ông Thái hoàn toàn không thay nước nhưng chất lượng nước luôn tốt nên đã hạn chế việc thải nước ra môi trường ngoài. Mô hình đã góp phần bảo vệ ô nhiễm môi trường từ nước thải ao nuôi.

Quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi giống cá chạch lấu đã được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Trường Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang nghiên cứu, hoàn thiện và nhân rộng ra các trại giống trên cả nước, mỗi năm sản xuất hàng chục ngàn con giống với giá bán từ 8.000 - 10.000 đồng/con (cỡ 8 - 10cm). Chạch lấu đang được nuôi chủ yếu ở 3 loại hình: lồng bè, bể, ao đất. Thức ăn cung cấp cho chúng từ nguồn tôm cua, cá tạp tự nhiên và thức ăn công nghiệp.

Xem thêm
Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.