| Hotline: 0983.970.780

Sống khỏe nhờ nuôi cà cuống

Thứ Ba 05/11/2019 , 10:10 (GMT+7)

Đó là anh Cao Nguyễn Đô Lăng ở ấp Hào Phú 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành (An Giang).

Anh Lăng là người tiên phong ở tỉnh An Giang thành lập trang trại nuôi con cà cuống thành công trong bể xi măng với số lượng lên đến 4.000 con.
Anh Lăng cho biết, ban đầu chưa biết cà cuống là con gì. Nhưng năm 2016 tình cờ có dịp đi Tây Ninh thăm người bạn thấy người ta nuôi cà cuống đơn giản mà cho thu nhập cao.
Từ đó anh đã mạnh dạn mua 150 con giống về nuôi thử, giá mỗi con cà cuống giống lúc đó là 150.000 đồng/con.
Tuy nhiên lúc đầu chưa có kinh nghiệm nuôi loài vật độc đáo này, tỷ lệ hao hụt khoảng 30% trên tổng số đàn. Sau nhiều ngày tháng mày mò học hỏi qua sách báo, anh đã rút nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi và phát triển đàn đến ngày hôm nay.
Anh Lăng đã nuôi cà cuống được 3 năm. Chuồng nuôi được anh làm bằng bể xi măng, bên trên bể có lưới mắt nhỏ che đậy để cà cuống không thoát ra ngoài được.
Trong hồ nuôi anh bỏ gạch ống và dựng các cây khô nằm cặp tường để cà cuống bám vào đó trú ngụ. Khi đến lúc sinh sản cà cuống tự leo lên cây đẻ trứng.
Bình quân một ổ trứng cà cuống sẽ nở ra từ 100-150 con. Nếu khách mua ổ trứng anh bán giá 600-700 ngàn đồng/ổ. Còn cà cuống bố mẹ giá 150.000 đồng/con, nếu đi giao tận tay cho khách hàng ở trong khu vực ĐBSCL giá 200.000 đồng/con.
Trứng cà cuống sau khi đẻ, anh đem ra ngoài nuôi trong bồn riêng phải luôn giữ có độ ẩm của hơi nước. Sau 4-5 ngày trứng cà cuống tự nở và rớt xuống nước tự sinh sống.
Cà cuống cơ thể hình lá, dẹt giống con gián (nhất là khi non), dài 6-7cm, rộng 2,5cm, màu nâu xám pha vàng nhạt, có nhiều vạch đen bóng. Đầu nhỏ, hình tam giác, hai mắt kép to tròn, đen láy, miệng có vài hút nhọn hoắt, luôn quặp xuống bụng.
Thông thường cà cuống từ lúc mới nở đến 45 ngày tuổi sẽ trưởng thành có thể xuất bán. Còn cà cuống nuôi lên thành bố mẹ khoảng 85-90 ngày tuổi là có thể. Đối với con cái sinh sản được 5-6 lần. Dòng đời cà cuống sống khoảng 1,5 -2 năm sẽ chết.
Mực nước trong bể nuôi cà cuống lý tưởng nhất là 0,5m, bình quân 15-20 ngày thay nước một lần. Mỗi bể nuôi từ 100-120 con cà cuống là tốt nhất.
Hiện anh có tổng cộng hơn 27 bể nuôi với kích thước mỗi bể nuôi là 1,5 x 3m, trong đó có 20 bể nuôi cà cuống bố mẹ sinh sản, các bể còn lại dùng để nuôi cà cuống con.
Theo kinh nghiệm nuôi cà cuống của anh Lăng, cà cuống rất dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt khoảng 5-10%. Nhưng điều quan trọng trong hồ nuôi phải đảm bảo nước phải sạch, thức ăn luôn phải có trong hồ đầy đủ như ếch con, nhái, nòng nọc, cá con các loại…có thức ăn đầy đủ giúp chúng không ăn thịt lẫn nhau tránh hao hụt.
Hiện tại trại nuôi cà cuống của anh không đủ cung cấp cho thị trường. Khách hàng muốn mua phải đặt trước cả tháng mới đủ số lượng cà cuống giao.
Giá trị của cà cuống là ở tinh dầu. Tinh dầu của con này chủ yếu nằm ở con đực, con cái chỉ có một phần nhỏ. Con cà cuống chủ yếu làm nước mắm, người ta nướng và hấp cánh, sau đó để vô trong chai nước mắm. Con cà cuống có vị the the tựa mù tạt, nhưng thơm mùi quế, ăn vô sau 3-4 tiếng vẫn còn mùi thơm.
Cà cuống còn gọi là sâu quế, đà cuống.Tên khoa học Belostoma indica Vitalis (Lethocerus indicus Lep) là một côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7–8cm. Khi còn non cà cuống giống như con gián, phần miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Giá trị nằm ở túi tinh dầu ở phần ngực.
Bình quân mỗi tháng anh xuất bán hàng ngàn con cà cuống, sau khi trừ hết chi phí cho thu lãi từ 25-30 triệu đồng.

 

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất