| Hotline: 0983.970.780

Nuôi chim trĩ trên đệm lót sinh học, lãi hơn nhiều lần gia cầm

Thứ Năm 01/02/2018 , 07:15 (GMT+7)

 Từ năm 2015 - 2018 đàn chim trĩ đỏ, trĩ xanh được anh nhân giống lên đến 400 con. Đó là chưa kể cả trăm con chim trĩ giống, thịt được xuất bán hàng tháng.

Đó là mô hình của anh Vũ Văn Hạnh ở khu vực Thới Hưng, phường Long Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.

07-40-14_nh-1-nh-hnh-ben-chuon-nuoi-chim-tri
Anh Vũ Văn Hạnh phổ biến kỹ thuật nuôi chim trĩ

Dẫn chúng tôi ra trang trại nuôi chim trĩ phía sau nhà với diện tích chuồng rộng khoảng 200m2, được phủ đệm lót sinh học không có mùi hôi, được chia thành những ô nuôi khác nhau phù hợp với từng lứa tuổi của chim. Từ năm 2015 - 2018 đàn chim trĩ đỏ, trĩ xanh được anh nhân giống lên đến 400 con. Đó là chưa kể cả trăm con chim trĩ giống, thịt được xuất bán hàng tháng.

Hiện trang trại của anh có 100 con chim trĩ bố mẹ, 300 con thương phẩm. Trứng chim trĩ được cho ấp nở để bán giống hoặc nuôi lớn cung cấp cho nhà hàng lớn tại Cần Thơ. Giá bán chim trĩ 1 ngày tuổi từ 35.000 - 40.000 đồng/con, chim 1 tháng tuổi có giá 100.000 đồng/con, chim thương phẩm 230.000 - 240.000 đồng/kg. Trừ chi phí mỗi năm anh lãi trên 300 triệu đồng.

Theo anh, so với các loại gia cầm được nuôi phổ biến khác như gà, vịt… chim trĩ dễ nuôi hơn, lại ít tốn công chăm sóc. Nhưng đây là loài chim hoang dã có tập tính khác thường, cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi để đạt năng suất cao, ít hao hụt. Chim rất ít khi mắc bệnh, nếu có cũng chủ yếu là bệnh phổi và bệnh Ecoli, dễ điều trị.

 “So sánh bình quân 200 con gà 1 tuần tuổi, 1 ngày tiêu thụ 10kg thức ăn; 200 con chim trĩ cũng 1 tuần tuổi, 1 ngày chỉ tiêu thụ 3 - 4kg thức ăn” anh Hạnh nói.

Chuồng chim phải rào bằng lưới thép B40, lợp mái tôn để tránh chim bay ra ngoài, treo cây ngang để chim đậu. Trải đệm lót sinh học để chuồng trại luôn sạch sẽ, hạn chế dịch bệnh. Sau khi xuất bán chim thương phẩm, nền chuồng phải được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ, trải lớp đệm lót mới. Đây là tiến bộ kỹ thuật quan trọng giúp đàn chim sinh trưởng tốt.

Thức ăn hằng ngày của chim trĩ giống chế độ ăn uống của gà, gồm các loại cám, trộn với thóc và một số chất khác. Thức ăn cũng được phối trộn theo tỷ lệ thích hợp đối với từng loại chim sinh sản, chim thương phẩm, để tăng chất lượng thịt và tăng khả năng sinh sản cho chim. Đối với chim thương phẩm tỷ lệ thức ăn phải có 50% cám, 30% bắp lúa, rau… Chim sinh sản có chế độ thức ăn riêng, gồm 50% cám, 10% gạo lứt, 10% bắp, lúa, bổ sung thêm đậu nành.

 

Chim khi nở, nuôi từ 3 - 4 tháng có thể xuất bán thịt, từ 6 - 7 tháng có thể cho sinh sản (tùy theo giống trĩ đỏ, trĩ xanh). Chim sinh sản theo mùa, thường mỗi năm hai đợt, đợt đầu từ tháng 3 đến tháng 4, đợt sau từ tháng 9 đến tháng 10. Bình quân mỗi năm 1 con chim mái có thể đẻ từ 60 - 70 trứng. Đặc biệt, số trứng, thời gian đẻ của chim trĩ còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi, chế độ cho ăn và chăm sóc.

Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất của chim trĩ là yếu tố ghép đôi, bảo quản và ấp trứng. Anh Hạnh cho biết: Tỷ lệ ghép đôi phù hợp là 1 trống + 6 mái trong chuồng có diện tích 2m2, không nên ghép theo tỷ lệ 1 trống 1 mái, cũng không nên ghép nhiều mái sẽ dẫn đến tỷ lệ trứng nở kém.

Tập tính sau sinh sản của chim trĩ khá giống với loài chim tu hú, chúng thường đẻ trứng nhưng lại lười ấp nên tỷ lệ nở không cao. Do đó người nuôi phải ấp trứng bằng máy để đạt tỷ lệ nở cao nhất lên đến 80 - 85%. Kỹ thuật ấp trứng chim trĩ không khác gì so với ấp trứng gà, trứng vịt.

Hiện đầu ra nguồn chim giống và chim thương phẩm rất ổn định. Nhiều khách hàng ở TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL xuống tận nhà anh đặt mua với số lượng lớn.

Anh Hạnh cho biết, sắp tới sẽ tiếp tục mở rộng trang trại, tăng đàn, nhập giống trĩ bảy màu về nhân đàn bán con giống, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi cho bà con tại địa phương. Với cùng một công chăm sóc, cùng chi phí thức ăn, 1 cặp chim trĩ có thể mang lại giá trị kinh tế cao gấp hàng chục lần gia cầm. Việc nuôi chim trĩ hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống của người nông dân nếu biết cách chăn nuôi và đầu tư đúng cách.

 

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.