| Hotline: 0983.970.780

Nuôi chồn để thu cà phê chồn

Thứ Sáu 25/06/2010 , 10:23 (GMT+7)

Cà phê chồn là tên một loại cà phê đặc biệt, một thứ đồ uống được xếp vào loại hiếm nhất trên thế giới. Đây là một loại hạt do loài cầy hương (chồn hương) ăn quả cà phê rồi thải ra.

Chồn hương trong vườn cà phê
Cà phê chồn là tên một loại cà phê đặc biệt, một thứ đồ uống được xếp vào loại hiếm nhất trên thế giới. Đây là một loại hạt do loài cầy hương (chồn hương) ăn quả cà phê rồi thải ra.

Loại cà phê này có giá trị kinh tế cao. Tại hải ngoại, cà phê cứt chồn Kopi Luwak nhập cảng trực tiếp từ Indonesia được thấy bán tại một số tiệm cà phê cao cấp đặc biệt là vùng California với giá bán lẻ 10 USD cho một tách, có nơi cao hơn. Nhờ vậy, mà một nghề độc đáo mới xuất hiện trên Tây Nguyên nói chung và huyện KBang tỉnh Gia Lai nói riêng trong hai năm gần đây là nghề nuôi chồn hương bằng cà phê để nó… thải ra cà phê chồn.

Loại cà phê này được phát hiện cách đây hàng trăm năm, khi những người châu Âu được nếm thử chúng ở đảo Java, Sumatra và Sulawesi của Indonesia. Hiện nay, trên thế giới Indonesia là quốc gia chuyên sản xuất cà phê chồn Kopi Luwak (tiếng Indonesia, Kopi là cà phê, Luwak là chồn). Về đêm, loài cầy hương thường đi tìm các trái cà phê thật chín trên cây để ăn. Chúng chỉ ăn lớp ngoài của trái cà phê và nuốt luôn tất cả hạt vào trong bụng. Trong đường tiêu hóa, hạt cà phê bị các enzymes làm cho lên men và tạo cho chúng một hương vị đặc biệt. Tuy nhiên, loại cà phê này khá hiếm, người ta chỉ thu được khoảng 224 kg trong một năm. Đó là loại cà phê đặc biệt, những hạt cà phê tươi được bán với giá 110 USD/kg, sản phẩm đóng gói giá từ 1.200-4.500 USD/kg tùy chất lượng và cung cách đóng gói.

Năm 2007, công ty Cà phê Trung Nguyên ở Buôn Ma Thuột thông báo cần mua cà phê chồn thứ thiệt, ướt hoặc khô, giá từ 1 đến 10 triệu đồng mỗi kg, thế là sau vài năm Trung Nguyên đã thu mua được nguyên liệu chất lượng cao của người nông dân khắp nơi trong nước có trồng cà phê. Trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 2, doanh nghiệp này thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng bằng cách giới thiệu một loại sản phẩm hoàn toàn mới: Cà phê chồn tinh chất dành làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia, quà ngoại giao cấp chính phủ.

Nhờ sự quý hiếm và có giá trị kinh tế cao mà một nghề độc đáo mới xuất hiện trên Tây Nguyên. Ở huyện Kbang, tại thôn 1, thị trấn huyện có ông Nguyễn Văn Thưởng nuôi 10 con chồn hương để thu cà phê chồn từ năm 2009 đến nay. Hiện nay hộ ông Thưởng bán cà phê chồn với giá 500.000 đồng/kg hạt. Ở huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk gia đình anh Nguyễn Quốc Khánh đang nuôi đàn chồn trên 46 con được kiểm lâm cấp phép, theo dõi. Ngoài cà phê chín tuyển toàn trái ngon nhất trong vườn, anh còn đặt mua ở những trang trại lân cận với giá cao gấp đôi ba lần giá cà phê tươi bán xô, đàn chồn tốt số còn được ăn dặm thêm thịt bò, thịt gà, chuối, mít nên càng mau lớn và mắn đẻ để thu cà phê chồn.

Anh Dương Văn Thọ - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Kbang cho biết: Với điều kiện đất đai và thời tiết ở Kbang thì cà phê không thể cạnh tranh với những nơi khác, nhưng bù lại cho quả chín quanh năm nên rất thích hợp cho việc nuôi chồn để thu sản phẩm cà phê chồn, nâng cao giá trị. Giá chồn giống khoảng 1,5 triệu đồng/kg. Yêu cầu về chuồng trại không khắt khe, với diện tích 0,5m2, cao 0,4 m là có thể nuôi được 1 cặp chồn. Chuồng nuôi được bố trí thành nhiều ô, chồn ở chung. Thức ăn cho chồn ngoài cà phê còn bổ sung thêm ngũ cốc hoặc cá nấu chín. Công việc khó nhất là làm sao huấn luyện cho chồn làm quen với người. Cà phê cho chồn ăn vào ban đêm, sau khoảng 1 tiếng đồng hồ hạt cà phê theo phân ra ngoài từng lọn dài kết dính toàn hạt, gia chủ chỉ việc thu lượm, đem rửa, phơi khô rồi bán lại cho các công ty cà phê hoặc người đi thu mua. Một tháng có thể cho chồn ăn cà phê liên tục 20 ngày và 1 cặp chồn cho sản phẩm cà phê 1-2 kg/tháng, giá 500.000 đồng/kg. Một cặp chồn có thể cho 6-12 triệu đồng/năm từ việc bán cà phê đặc sản.

Các nhà khoa học nghiên cứu và cho rằng: Trong đường tiêu hóa của chồn, hạt cà phê bị các enzymes làm cho lên men và tạo cho chúng một hương vị đặc biệt. Hạt cà phê chuyển sang màu vàng nhạt, trở nên cứng hơn, giòn hơn, ít protein hơn, điều này làm cho độ đắng của hạt cà phê giảm đi, tạo ra một hương vị mạnh hơn, bởi lẽ protein làm cho cà phê trở nên đắng hơn trong quá trình rang. Hương vị đặc trưng của hạt cà phê, nó được mô tả là có mùi mốc, ngọt ngào như sirô, mịn, và giàu vị sôcôla, mật đường và một chút vị của thuốc lá, có vị khói, đắng nhưng rất dễ chịu.

Để khuyến khích người nông dân phát triển nghề mới này, các ngành chức năng tạo điều kiện cho người chăn nuôi làm thủ tục cấp nuôi loài động vật hoang giã này dễ dàng và thuận lợi. Hy vọng với giá cả hấp dẫn, Tây Nguyên sẽ có nhiều hộ gia đình nuôi chồn hương để lấy sản phẩm cà phê chồn chất lượng, nâng cao thu nhập.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm