| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cua thâm canh, nông dân thu lãi 200 triệu đồng/ha

Thứ Hai 31/10/2022 , 16:39 (GMT+7)

HÀ TĨNH Thay vì nuôi xen canh thường xuyên bị dịch bệnh, một hộ dân ở huyện Lộc Hà chuyển sang nuôi cua biển thâm canh, mỗi vụ thu lợi nhuận trên dưới 200 triệu đồng/ha.

Anh Nguyễn Danh Thông, ở thôn Xuân Tây, xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) bén duyên nghề nuôi trồng thuỷ sản gần chục năm nay. Trước đây, gia đình anh chủ yếu nuôi cua biểnxen canh tôm, song các đối tượng nuôi này thường xuyên bị dịch bệnh, hiệu quả kinh tế thấp.

Mô hình nuôi cua thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp cần được nhân rộng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm áp lực khai thác cá nhỏ làm thức ăn cho cua.

Mô hình nuôi cua thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp cần được nhân rộng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm áp lực khai thác cá nhỏ làm thức ăn cho cua.

Đầu năm 2022, gia đình anh được Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh lựa chọn thực hiện mô hình nuôi cua thâm canh với diện tích mặt nước 1 ha, thả nuôi 10 nghìn con giống lứa đầu tiên.

“Tôi đầu tư gần 180 triệu đồng cải tạo ao hồ, chuyển đổi sang nuôi cua thương phẩm có sử dụng thức ăn công nghiệp. Khi tham gia mô hình, gia đình được hỗ trợ 50% về con giống, thức ăn và các loại vật tư khác. Vừa qua thu hoạch, năng suất đạt gần 2 tấn. Với giá bán bình quân 250.000đ/kg, sau khi trừ chi phí, tiền lãi rơi vào khoảng 200 triệu đồng”, anh Thông nhẩm tính.

Theo anh, quá trình nuôi cua sử dụng thức ăn công nghiệp cho thấy, các yếu tố môi trường từ độ mặn, độ pH đến độ trong của nước rất phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cua.

Đặc biệt, so với nuôi cua sử dụng cá tạp như trước đây thì với thức ăn công nghiệp gia đình không còn phải lo về việc tìm kiếm thức ăn hàng ngày, cua phát triển đồng đều và tỷ lệ sống cao, qua đó giảm được khá nhiều chi phí đầu tư nên hiệu quả kinh tế cao hơn.

“Thời tiết năm nay khá bất lợi cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nguồn nước mặn lấy vào khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, tỷ lệ cua sống đạt trên 65%, trọng lượng bình quân mỗi con đạt từ 0,3 - 0,4kg”, anh Thông nói thêm.

Đồng thời so sánh, nuôi cua thâm canh nếu thực hiện bài bản, hiệu quả kinh tế có thể tăng 50 – 60% so với nuôi quảng canh, xen canh. Rút ngắn thời gian nuôi xuống tối đa 6 tháng. Hơn nữa, về lâu dài, nuôi cua bằng thức ăn công nghiệp sẽ giảm áp lực khai thác nguồn cá nhỏ làm thức ăn cho cua từ tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, tạo thêm nguồn hàng hoá thuỷ sản giá trị cao bảo đảm về chất lượng, số lượng cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Sau 5 tháng nuôi, trọng lượng cua đạt từ 0,3 - 0,4kg/con.

Sau 5 tháng nuôi, trọng lượng cua đạt từ 0,3 - 0,4kg/con.

Đánh giá bước đầu về mô hình nuôi cua thâm canh của hộ anh Nguyễn Danh Thông, lãnh đạo UBND xã Hộ Độ khẳng định: “Tuy là mô hình mới, song việc phát triển nghề nuôi cua sử dụng thức ăn công nghiệp là hướng đi đúng đắn, góp phần bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, trước đây sử dụng làm thức ăn cho cua.

Mô hình này cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Vì vậy, sắp tới xã sẽ tiếp tục khảo sát, vận động bà con đến tham quan, học hỏi, từng bước nhân rộng mô hình”.

Ông Nguyễn Văn Trí, Giám đốc Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh: “Việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi cua thương phẩm là một trong những kỹ thuật mới rất cần áp dụng, nhân rộng nhằm tháo gỡ một số khó khăn lâu nay người nguôi trồng thường gặp phải như: thiếu hụt nguồn thức ăn, quy trình quản lý chăm sóc...

Kiến nghị Trung ương, tỉnh, ngành chuyên môn cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các hộ dân đi đầu trong phong trào nuôi cua sử dụng thức ăn công nghiệp theo vùng tập trung, trên nhiều vùng nuôi khác nhau, ở nhiều địa phương khác nhau”.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Quảng Trị chưa có địa phương nào thành lập được đội bắt chó thả rông

Bệnh dại đã xuất hiện nhưng tỷ lệ tiêm phòng tại Quảng Trị vẫn đạt thấp, các đội bắt chó thả rông cũng chưa được thành lập theo kế hoạch.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.

Trồng sắn phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt, năng suất tăng gấp đôi

PHÚ YÊN Ngay vụ đầu thử nghiệm, mô hình trồng sắn phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt đã cho năng suất 50 tấn/ha, trong khi cách trồng truyền thống chỉ đạt từ 15 - 18 tấn/ha.