| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ếch trong vèo

Thứ Năm 12/03/2015 , 06:11 (GMT+7)

Anh Nguyễn Văn Lũy (SN 1964) ngụ ấp 1, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, Tiền Giang có 2.000 m2 đất canh tác, áp dụng mô hình nuôi ếch từ năm 2013. 

Đến nay anh đã nuôi trên 10 vụ với hình thức nuôi trong vèo (vèo đặt trong 1.200 m2 ao). Ao có mức nước sâu 1,7 m có cống cấp thoát nước. Anh thiết kế đặt 10 vèo nuôi ếch, kích thước 4 x 8 m/vèo. Mỗi vèo anh thả 3.000 con ếch giống. Sau mỗi đợt nuôi 2 tháng anh thu được 6 tấn ếch (cỡ 4 - 5 con/kg), mỗi vèo trung bình thu 600 kg ếch thịt.

Anh chia sẻ, ếch thịt bán có giá từ tháng 2 - 4 hàng năm. Chi phí 1 vụ nuôi như sau: Tiền ếch giống 30 triệu đồng. Tiền thức ăn 6,6 tấn loại 26 - 28% lượng đạm là 99 triệu đồng. Tiền thuốc, hóa chất, vitamin 5 triệu đồng. Tiền vèo, dụng cụ khác 3 triệu đồng. Tổng chi 137 triệu đồng, trừ chi phí, mỗi đợt anh lãi 25 triệu đồng. Mỗi năm nuôi được 5 đợt, lãi tổng cộng khoảng 125 triệu.

Anh tâm sự: Phải chọn giống ếch khỏe, có nguồn gốc, giá cả thích hợp, đặc biệt giống phải đồng cỡ, không nhiễm mầm bệnh… Nuôi ếch không khó nhưng phải biết chăm sóc tốt. Ngày cho ăn 3 lần vào những thời điểm 7h,16h và 21h, nhất là phải cho ăn tối ếch mới mau lớn, thức ăn nên rải đều khắp vèo nuôi, tránh để ếch giành thức ăn lẫn nhau. Thức ăn nên bảo đảm ít nhất 26% đạm.

Do vèo đặt trong ao, để phòng nước xấu làm ếch bệnh, chú ý nên thay nước ao hàng ngày để tránh nước dơ, ô nhiễm. Vệ sinh khu vực nuôi, nhất là vèo ếch bằng cách định kỳ 7 - 10 ngày nên phun xịt muỗi, kháng sinh Amoxilin, Vimenro...

Mùa nắng nên làm lưới che mát khu vực nuôi bằng lưới, nên phun nước làm mát ếch trong những lúc trời trưa nắng, mùa mưa thì không cần che mát cho ếch nuôi.

Nuôi ếch nên phòng bệnh thì ếch ít bệnh niễng cổ, mù mắt, đỏ hậu môn…Nên dùng kháng sinh cho ếch 3 ngày/đợt.

Để tận dụng tăng thêm thu nhập nên thả thêm cá tra, cá hường. Trong ao anh thả 2.000 con cá tra và 1 số cá hường, sau 6 tháng bán cá thu được thêm 26 triệu đồng.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất