| Hotline: 0983.970.780

Nuôi gà sạch theo chuỗi

Thứ Ba 05/03/2019 , 13:15 (GMT+7)

Không chỉ có thịt lợn sạch, thịt bò nhập khẩu, mà còn rất nhiều loại thực phẩm hữu cơ khác luôn tươi ngon và quan trọng là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; trong đó thịt gà là một trong những loại thực phẩm hàng đầu cho sự lựa chọn của các bà nội trợ.  

Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm sạch nói chung và thịt gà sạch nói riêng, anh Đinh Văn Hải ở thôn Khúc Bánh, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Golden Star (Nghệ An) sản xuất thịt gà sạch khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ, đóng gói và vận chuyển sản phẩm.

Đưa chúng tôi tham quan khu chuồng nuôi của gia đình, anh Hải tâm sự, trước khi rẽ sang hướng nuôi gà sạch anh đã từng nuôi lợn. Có những thời điểm gia đình anh nuôi tới 60 con lợn nái và khoảng 800 lợn con. Mọi chi phí đầu vào, đầu ra cho đến khâu kỹ thuật anh đều tự lo hết. Nhưng mấy năm trở lại đây khi chăn nuôi lợn ngày càng phát triển lượng cung lớn hơn cầu, có lúc phải "giải cứu" giá lợn. Năm 2016 gia đình anh thiệt hại tới 700 triệu đồng.

Thấy chăn nuôi lợn bấp bênh, anh Đinh Văn Hải quyết định cải tạo hệ thống chuồng trại để chuyển sang nuôi gà. Vẫn hướng đi cũ, anh tự lo đầu vào, kỹ thuật và đầu ra. Tuy nhiên sau mỗi lứa gà anh lại nhận ra thành công thì ít mà thất bại thì nhiều. Nhiều đêm anh trằn trọc không ngủ nổi chỉ vì chưa tìm ra cho mình được hướng đi đúng. Bạn bè khuyên anh giữa lúc khó khăn về vốn nên tìm đến các công ty, vì chỉ có doanh nghiệp mới nhìn thấy tiềm năng ở những người chăn nuôi như anh.

Theo ông Ngọ Văn Bẩy, Chủ tịch UBND xã Thường Thắng, hộ anh Hải là một trong những gia đình văn hóa tiêu biểu của xã, góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế địa phương. Mô hình chăn nuôi của anh chính là địa điểm đáng để mọi người tham quan học tập kinh nghiệm.

Anh bắt đầu tìm hiểu và biết đến Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Golden Star. Đây là doanh nghiệp rất thành công trong việc tìm đối tác gia công sản phẩm gà sạch. Cuối cùng anh cũng đã quyết định bắt tay ký kết hợp đồng với công ty nhằm đưa ra thị trường sản phẩm gà sạch đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

Điều đặc biệt khi tham gia ký hợp đồng, anh Hải sẽ được cán bộ kỹ thuật của công ty hỗ trợ về khâu kỹ thuật, con giống cũng như đầu ra cho sản phẩm.

Ạnh Hải tâm sự, tham gia vào chuỗi sản xuất thịt gà sạch cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật của công ty. Về giống, công ty cũng đã lựa chọn giống gà có chất lượng thịt ngon nhất hiện nay, đó là giống gà ri lai.

Về kỹ thuật, gà nuôi theo chuỗi sản xuất sạch đều được cán bộ kỹ thuật của công ty theo dõi đầu vào từ thức ăn, nước uống và thuốc thú y. Theo đó, thành phần thức ăn không có hóa chất và thuốc kháng sinh.

Trong quá trình nuôi nếu có khó khăn về kỹ thuật công ty sẽ cử cán bộ về tận nơi xem xét và xử lý kịp thời.

14-56-42_nh_hi_dng_kiem_tr_dn_g_cu_gi_dinh_minh
Anh Hải có lãi 200 triệu đồng/năm từ liên kết nuôi gà

Cũng theo anh Hải, mỗi lứa gà anh thường nuôi phân loại theo giới tính, ngăn chuồng ra làm hai lô, một lô nuôi gà mái, một lô nuôi gà trống, gà sẽ phát triển đồng đều hơn. Mỗi lứa gà sau khi công ty về thu mua, trả cho anh tiền công chăm sóc nuôi dưỡng bình quân 6.500 đ/kg gà lông. Với quy mô 6.000 con/lứa, mỗi năm nuôi 3 lứa, tính ra thu về gần 200 triệu đồng.

Anh chia sẻ, ưu điểm của cách nuôi này là hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng con giống, chất lượng cám cùng với quy trình dùng vacxin. Đầu ra của sản phẩm được công ty bao tiêu nên không phải lo tìm mối bán gà như trước kia nuôi lợn. Nuôi gia công hoàn toàn không phải lo phần vốn để mua gà giống cũng như mua vật tư trong quá trình chăn nuôi. Đây vốn là cái khó khăn nhất gia đình anh gặp phải do chăn nuôi lợn để lại.

Ngoài ra, anh Hải còn tư vấn kỹ thuật cho một số hộ là thành viên trong Tổ hợp tác xã chăn nuôi xã Thường Thắng để cùng nhau làm giàu.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm