| Hotline: 0983.970.780

Nuôi thỏ newzealand trên quê hương '5 tấn', lãi gấp 10 lần nuôi vịt

Thứ Sáu 13/04/2018 , 07:15 (GMT+7)

Bằng cách chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp, ông Thọ đã thành công nhờ mô hình nuôi thỏ. Giống thỏ New Zealand đã cho gia đình ông thu lời hơn 200 triệu đồng/năm.

Từ trung tâm thành phố Thái Bình, chúng tôi tìm về nhà ông Vũ Xuân Thọ (60 tuổi) ở khu Cộng Hòa, thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương không khó, bởi khi nói đến ông Thọ nuôi thỏ thì dân Thanh Nê ai cũng biết.

07-37-57_tho_1
Đàn thỏ đã giúp ông Thọ thu nhập gấp 20 lần trồng lúa

Là cựu chiến binh năng động, ông Thọ đã đổi đất gò cao về vùng đầy dừa nước, lau dại ngập trũng để khởi nghiệp ở tuổi 50. Ông đào ao thả cá. Đất trong ao được “quật” lên thành một vùng cao ráo, xây dựng trại vịt và trại heo.

Năm 2014, ông Thọ ngưng nuôi vịt, bỏ nuôi heo và chuyển hẳn sang nuôi thỏ New Zealand với lý do: “Nuôi vịt cũng có lời, nhưng lời không đáng kể. Nuôi thỏ thị trường ổn định hơn, lợi nhuận cũng cao gập 10 lần nuôi vịt, thế là tôi quyết định dẹp trại vịt”, ông Thọ kể lại.

Đưa chúng tôi đi tham quan chuồng trại của mình, ông Thọ bảo với 400m2 trại này, ông đầu tư cũng không mất quá nhiều vốn. Lán thì tạm, chưa được kiên cố lắm nhưng chuồng thỏ lại được ông chuẩn bị chu đáo, ngăn nắp từng hàng, từng lối. Những con thỏ trắng với đủ các kích cỡ đang nghênh tai lên nghe ngóng tiếng động. Ông Thọ giời thiệu thỏ New Zealand sang Việt Nam đã lâu, đã thuần nên dễ nuôi hơn những loại giống khác, đó là lý do ông chọn loại thỏ này để nuôi.

Với số vốn ban đầu từ trại vịt còn sót lại, ông Thọ chỉ giám đầu tư 20 cặp thỏ giống. Mới đầu chưa có kinh nghiệm, ông cũng lo lắng, tự tìm hiểu và học hỏi trên sách vở để chữa trị những lần thỏ bị “cảm”. Khi đã quen dần với quy trình phát triển của thỏ, ông Thọ mạnh dạn làm thêm chuồng, nhân thêm giống và mở rộng quy mô trang trại như hiện nay với trên 2.000 con thỏ trưởng thành, trong đó có 200 thỏ mẹ sinh sản.

Số lượng thỏ mẹ này sẽ “gốc” để ông mở rộng trại hơn nữa. Mỗi năm thỏ mẹ đẻ 6 lứa, mỗi lứa từ 5 - 7 con. Trung bình mỗi năm ông Thọ có khoảng 7.200 thỏ con ra đời. Số thỏ này một phần ông bán giống, phần lớn để nuôi thương phẩm.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Thọ cho biết, giống thỏ đẻ đều, đẻ sai. Nếu mình biết chăm sóc, tho cho lợi nhuận khá tốt. Bình quân mỗi con thỏ trưởng thành nặng 2.5 - 4kg. Nếu bán thỏ hơi, giá 75 ngàn đồng/kg, thỏ thịt 140 ngàn đồng/kg.

“Khách hàng mua gì, mình bán nấy. Nếu ai mua thỏ giống mình cũng bán luôn. Trừ các khoản chi phí, trại thỏ cho gia đình tôi thu lời trên 200 triệu đồng năm. Với nông dân quê lúa, thu lời như vậy là gấp mấy chục lần làm lúa rồi”, ông Thọ nhẩm tính.

07-37-57_tho_2
Dưới mỗi chuồng thỏ ông nuôi thêm trùn quế, thu trên 20 triệu đồng/năm

Chia sẻ về kinh nghiệm của mình, ông Thọ cho biết: Thỏ hay mắc nấm, bệnh ghẻ, cầu trùng. Muốn thỏ mau lớn phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Thức ăn, nước uống phải hợp vệ sinh. Thỏ phải được tiêm vác xin phòng các bệnh này. Để dưỡng sức cho thỏ mẹ, nên tách thỏ con ra khỏi mẹ để không bị mẹ đè phải mà chết. Như thế việc tái đàn sẽ dễ dàng hơn.

Bên dưới các chuồng thỏ, ông Thọ còn nuôi trùn quế, ông gọi con này là giun. Giun quế dùng cho cá, chim ăn, mỗi năm ông bán được hơn 2 tạ giun, thu thêm hơn 20 triệu đồng. Ngoài ra ông còn lập một trại gà nhỏ để phong phú thêm quy mô sản xuất. Số gà này chủ yếu để nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho gia đình, con cháu, một phần nhỏ bán ra chợ nên ông không tính lời.

Từ 8 sào ruộng trũng, ông Thọ chuyển đổi thành trang trại nuôi Thỏ. Thành công của ông khiến nông dân Thanh Nê ngưỡng mộ và mừng cho gia đình ông. Năm 2017, ông Thọ được vinh dự là một trong những nông dân điển hình của phong trào sản xuất giỏi của tỉnh Thái Bình.

Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Thanh Nê, ông Nguyễn Trung Kiên nhận xét, ông Thọ là một nông dân có ý chí, nghị lực, biết vượt lên làm giàu ở địa phương. Mô hình nuôi thỏ của ông Thọ rất đáng để mọi người tới học tập, chia sẻ kinh nghiệm.

 

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.