| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm sú thâm canh 2 giai đoạn

Thứ Tư 12/05/2021 , 14:37 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai mô hình nuôi tôm sú thâm canh hai giai đoạn nhằm giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh, tăng độ đồng đều tôm thương phẩm...

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị vừa tiến hành thả giống mô hình nuôi tôm sú thâm canh hai giai đoạn tại hộ ông Hồ Ngọc Lảnh thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh

Đây là mô hình nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đối với nuôi tôm sú, giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh trong tháng nuôi đầu tiên, giảm tỷ lệ phân đàn, tăng độ đồng đều tôm thương phẩm.

Thả giống tôm tại mô hình. Ảnh: PVT.

Thả giống tôm tại mô hình. Ảnh: PVT.

Mô hình được triển khai với diện tích ao ương tôm 200 m2. Đây là ao tròn nổi, khung sắt; ao nuôi tôm là ao đất, diện tích ao nuôi 0,5 ha. Ngoài ra, còn có hệ thống ao lắng, ao xử lý nước thải; máy quạt nước và sục khí oxy theo quy trình.

Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cùng với hộ dân đã tiến hành thả 125.000 con tôm sú post 15 xuống ao ương. Quá trình triển khai mô hình, Trung tâm hỗ trợ 50% con giống và 50% thức ăn công nghiệp nuôi tôm sú, tổng giá trị hỗ trợ của mô hình là gần 87 triệu đồng, còn lại do người thực hiện mô hình đóng góp. Song song đó, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị sẽ trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho hộ dân trong suốt quá trình triển khai mô hình.

Áp dụng quy trình hai giai đoạn này sẽ hạn chế tối đa dịch bệnh, đảm bảo tôm nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, cho giá trị kinh tế cao. Giai đoạn 1 ương tôm trước khi thả ra ao nuôi, ao ương dưỡng với diện tích nhỏ, nên việc quản lý chặt chẽ hơn, xử lý ao cũng ít tốn chi phí hơn. Giai đoạn 2, tôm sau 20 - 25 ngày tuổi, sẽ đưa qua ao nuôi, lúc này tôm đã vượt qua giai đoạn thường mắc các bệnh nguy hiểm do đã có sức đề kháng cao.

Mô hình sẽ là điểm thăm quan, học tập về công nghệ nuôi tôm sú thâm canh cho người dân địa phương. Ảnh: PVT.

Mô hình sẽ là điểm thăm quan, học tập về công nghệ nuôi tôm sú thâm canh cho người dân địa phương. Ảnh: PVT.

Việc hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị trong việc xây dựng mô hình, sẽ tạo bước chuyển biến rõ nét về nhận thức của người dân về việc ương tôm trước khi thả nuôi.

Đây là mô hình nuôi tôm sú mới theo hình thức thâm canh hai giai đoạn đầu tiên được Trung tân Khuyến nông Quảng Trị triển khai trên địa bàn tỉnh; là điểm đến tham quan học tập của các hộ dân trong vùng, giúp người dân hiểu biết và áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân nuôi tôm sú.

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất