| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm thành công nhờ con giống chất lượng

Thứ Hai 17/08/2020 , 15:38 (GMT+7)

Mặc dù gặp phải một số khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, dịch bệnh trên tôm và thời tiết nhiều biến động, nhưng một số hộ nuôi tôm vẫn liên tiếp thành công...

Điển hình là hộ anh Nguyễn Văn Hùng tại Thanh Hóa đã đạt được hiệu quả liên tục nhờ nắm bắt các công nghệ và quy trình nuôi mới. Anh Hùng nhận định 2 vấn đề quan trọng nhất đó là con giống và môi trường nước. Thực tế trong những năm qua, anh đều lựa chọn con giống của doanh nghiệp lớn trên thị trường, điển hình là tôm giống của Tập đoàn Việt - Úc. Với thương hiệu uy tín, quy trình sản xuất rõ ràng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, tôm giống Việt - Úc là cách đơn giản nhất để người nuôi chọn lọc được giống chất lượng, có sức đề kháng cao và sạch bệnh.

Bên cạnh đó, bằng việc áp dụng quy trình nuôi 2 giai đoạn, anh Hùng cũng đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình xử lý hồ nuôi sạch và đảm bảo, đặc biệt đầu tư ao lắng phục vụ xử lý nước đầu vào trước khi thả tôm, với diện tích ao chiếm khoảng 20% tổng diện tích.

Ao nuôi tôm giống của Việt - Úc.

Ao nuôi tôm giống của Việt - Úc.

Vượt qua khó khăn do dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt, anh Hùng vẫn thu về kết quả khá tốt. Từ việc lựa chọn tôm giống chất lượng giúp tôm tăng trưởng tốt, trong 95 ngày, tôm về kích cỡ 32 con/kg, mỗi ao anh thu bình quân 14 tấn, lợi nhuận từ 750 triệu đồng (ao có diện tích 1.600-2.000m2, mật độ 550 con/m2 mặt nước).

Đến nay anh đã thu được 8 ao, tổng sản lượng ước tính 85 tấn, lợi nhuận tầm 6 tỷ đồng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện tại nhưng anh Hùng vẫn kiên trì, chịu khó đầu tư kỹ lưỡng, là một điểm sáng và là tấm gương của nhiều bà con nuôi tôm khu vực Thanh Hóa và các vùng lân cận.

Cùng thành công nhờ đầu tư kỹ lưỡng trong nuôi tôm, tại Khánh Hòa, anh Nguyễn Văn Sự cũng thành công không kém. Mô hình của anh còn là điển hình nuôi bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Anh Sự chia sẻ: “Ở đây nguồn nước không được tốt, điều kiện nuôi ao bạt thì rất khó khăn, nên mình chọn giải pháp nuôi tuần hoàn trên ao nhỏ thì mới thành công được. Cách nuôi này bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn nước sạch cho sự phát triển của con tôm. Bên cạnh đó, chọn con giống phải chất lượng, chứ giống trôi nổi giá thấp, nhưng thả 5-7 vụ mới đạt được 1 vụ”.

Nuôi tôm giống của Việt - Úc thắng lớn.

Nuôi tôm giống của Việt - Úc thắng lớn.

Quy trình nuôi nước tuần hoàn của anh rất khác biệt. Anh sử dụng cách thông ao nuôi tôm với 1 ao lắng chứa cá rô phi, sau đó nước từ đáy ao nuôi được đẩy sang ao lắng bằng áp suất, kéo theo các chất thải từ đáy ao và vỏ tôm, cuối cùng nước mặt từ ao chứa chảy qua lại ao nuôi bằng ống dẫn. Với phương pháp này, chỉ cần cấp thêm lượng nước rất ít trong suốt quá trình nuôi để bù cho quá trình bay hơi nước.

Hiệu quả từ mô hình này là dù nước nguồn lấy vào không đạt như mong đợi, độ mặn cao, nhưng nhờ qua 2 ao lắng chứa cá rô phi với diện tích khoảng 2.000 m2 nên đảm bảo được chất lượng nước khi cấp vào ao nuôi. Sử dụng cách tuần hoàn này giúp khắc phục được những khó khăn của vùng nuôi có nước ít và xấu. Đồng thời, ưu điểm lớn đó chính là giảm tối đa các chi phí đầu vào, thuốc hay hóa chất xử lý giúp khách hàng vẫn có lãi tốt cho dù giá tôm thấp (chi phí đầu tư khoảng 50.000 – 60.000 đồng/kg).

Thu hoạch tại ao nuôi của anh Nguyễn Văn Hùng.

Thu hoạch tại ao nuôi của anh Nguyễn Văn Hùng.

Anh Sự đã minh chứng sự đầu tư không ngoan này thông qua kết quả nuôi đạt nhiều vụ liên tiếp. Điển hình, vụ này anh nuôi trong 84 ngày, diện tích 3 ao: 180-200m2 , mật độ thả 400 con/m2, tổng thu 4,1 tấn tôm đạt kích cỡ (size) 50 con/kg, tỉ lệ sống 100%, doanh thu 460 triệu đồng, lợi nhuận 220 triệu đồng. Với cách nuôi này, anh Sự không chỉ gặt hái được thành quả cho bản thân mà còn góp phần giúp cho ngành tôm phát triển ổn định, bảo vệ môi trường. Đây là một mô hình rất đáng để học hỏi.

Theo ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, các hộ nuôi tôm cần tổ chức sản xuất rải vụ, áp dụng các quy trình nuôi tiên tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tôm rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ để tăng lợi thế cạnh tranh. Cần nhận định được rằng ngay sau khi dịch Covid-19 qua, nhu cầu của các thị trường xuất khẩu trọng điểm như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, EU… ngày một cao. Các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Ecuador đang yếu thế hơn và đây là lợi thế cho ngành tôm Việt Nam. Mặc dù khó khăn, nhưng nửa đầu năm 2020, xuất khẩu tôm vượt khó, tăng trưởng dương (5,7%) so với cùng kỳ đã tăng thêm sự kỳ vọng cho sự phát triển vượt bậc của ngành tôm trong cuối năm.

 

  • Tags:
Xem thêm
Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.