| Hotline: 0983.970.780

OCOP tại Nghệ An: Chính quyền làm trụ đỡ, mở ra cơ hội lớn

Thứ Ba 22/12/2020 , 08:48 (GMT+7)

“Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” là chương trình lớn của Đảng và Nhà nước. Muốn phát triển thực chất, có chiều sâu cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Chương trình OCOP đi vào chiều sâu là cơ hội để nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Nghệ An. Ảnh: VK.

Chương trình OCOP đi vào chiều sâu là cơ hội để nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Nghệ An. Ảnh: VK.

Nhiều thách thức

Nghệ An hiện có 780 HTX với gần phân nửa hoạt động khá hiệu quả. Toàn tỉnh có hàng ngàn cơ sở sản xuất thực phẩm, nguồn hàng làm ra dồi dào và phong phú.

Tiềm năng là thế nhưng chỉ một số ít sản phẩm đặc trưng tạo dựng được thương hiệu, còn lại đa phần chưa chen chân được vào các thị trường lớn và ổn định. Để tháo gỡ nút thắt, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” chính là chìa khóa.

Chủ trương phù hợp, thiết thực nhưng để cụ thể hóa là nhiệm vụ không dễ dàng. Trên thực tế, Nghệ An là tỉnh đất rộng người đông, địa hình phân bố không đồng đều, tốc độ phát triển giữa các vùng miền có sự chênh lệch rõ rệt, tựu chung là đối mặt với nhiều thách thức.

Với riêng chương trình OCOP lại càng tỏ rõ sự gian nan. Qua theo dõi, các Doanh nghiệp lớn tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp chưa nhiều, chiếm số lượng lớn là các đơn vị vừa và nhỏ, hình thức hoạt động, quy mô sản xuất chỉ ở mức tương đối. Các HTX, làng nghề, cá thể kinh doanh chủ yếu trên phạm vi nhỏ, nguồn lực hạn chế, chưa đảm đương được nhu cầu trong xu thế hội nhập.

Mô hình Homestay là thế mạnh tại nhiều huyện miền núi. Ảnh: VK.

Mô hình Homestay là thế mạnh tại nhiều huyện miền núi. Ảnh: VK.

Nhằm tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, nhiều hoạt động kết nối cung - cầu hàng hóa đã được tiến hành. Điển hình là Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn thu hút sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh do Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Nghệ An tổ chức vào tháng 7/2020.

Không phủ nhận tình hình có sự chuyển biến nhất định, tuy nhiên cơ bản vẫn chưa đáp ứng yêu cầu kết nối và tiêu thụ sản phẩm, nhất là với một tỉnh có nhiều tiềm năng, lắm lợi thế như Nghệ An.

Chung tay gỡ khó

Hiểu rõ tình hình thực tế, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghệ An xác định phải huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Từng cấp ngành, từng đơn vị, cá thể liên quan đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chung đối với cộng đồng, phải tạo thành mối liên kết bền chặt, hiệu quả để từng bước dần tháo gỡ vướng mắc, rào cản.

Chính sách hỗ trợ thiết thức là động lực thúc đẩy các mô hình sản xuất, điển hình là lúa chất lượng cao. Ảnh: VK.

Chính sách hỗ trợ thiết thức là động lực thúc đẩy các mô hình sản xuất, điển hình là lúa chất lượng cao. Ảnh: VK.

Mới nhất, tại Kỳ họp thứ 17 Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đã thông qua Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP” giai đoạn 2021-2025. Đối tượng được hưởng lợi là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất đã đăng ký kinh doanh có sản phẩm OCOP đạt 03 sao trở lên cùng các c cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đi sâu vào chi tiết, sẽ hỗ trợ 50% tổng chi phí mua sắm máy móc, thiết bị, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm OCOP (không quá 500 triệu/đơn vị). Hỗ trợ 50% tổng chi phí xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị bảo quản, trang trí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (không quá 300 triệu đồng/điểm giới thiệu và bán hàng sản phẩm OCOP).

Ngoài ra còn hỗ trợ 50% tổng chi phí thiết kế, mua bao bì, nhãn mác hàng hóa cho các sản phẩm OCOP đạt sao (không quá 50 triệu đồng/sản phẩm). Đặc biệt, mỗi sản phẩm đạt 3 sao được thưởng 30 triệu, 4 sao thưởng 40 triệu và 5 sao thưởng 80 triệu.

Quyết định này được ví như liệu thuốc hữu hiệu, tiếp thêm động lực, tinh thần cho các địa phương, đơn vị sớm vượt qua chặng leo dốc. Ví như Nam Đàn, dù là huyện điểm v7 sản phẩm được gắn sao OCOP năm 2019, chưa kể 16 mặt hàng khác được UBND tỉnh chứng nhận đợt rồi nhưng vẫn mãi loay hoay tìm kiếm bài toán đầu ra. Nay với tín hiệu tích cực phát đi từ cấp tỉnh, áp lực chắc hẳn giảm đi trông thấy.

Ông Nguyễn Văn Đệ chia sẻ về chiến lược thực hiện trong thời gian tới. Ảnh: VK.

Ông Nguyễn Văn Đệ chia sẻ về chiến lược thực hiện trong thời gian tới. Ảnh: VK.

Định hướng chung, Giám đốc Sở NN-PTNT, ông Nguyễn Văn Đệ chia sẻ: “Chính quyền địa phương các cấp, các cơ sở sản xuất OCOP cần tập trung xây dựng các HTX, tổ hợp tác liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Phải lựa chọn các sản phẩm là lợi thế gắn với nhu cầu của thị trường, quá trình sản xuất cần chú trọng áp dụng VietGAP, GlobalGAP... vào sản xuất. Phải đầu tư, nâng cấp bao bì, nhãn mác, gắn tem truy xuất nguồn gốc nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng”.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.