| Hotline: 0983.970.780

Ổi xen cam quýt khẳng định hiệu quả

Thứ Sáu 22/10/2010 , 10:27 (GMT+7)

Hầu hết các vườn cam quýt có trồng xen ổi đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh vàng lá greening,...

Hội đồng khoa học công nghệ thuộc Sở KH- CN Bắc Kạn vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả và nghiệm thu đề tài “Trồng thử nghiệm xen ổi trong vườn cam, quýt để hạn chế bệnh vàng lá greening”. Đề tài do Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phối hợp với Chi cục BVTV tỉnh Bắc Kạn triển khai thực hiện trên một số vườn quýt của 2 xã Quang Thuận và Dương Phong của huyện Bạch Thông trong 3 năm (4/2008-3/2010).

Theo các tác giả, rầy chổng cánh Diaphorina citri là côn trùng chuyên chích hút nhựa trên các cây họ cam quýt do đó chúng có khả năng mang dịch nhựa có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh vàng lá greening từ những cây bệnh để lây truyền cho những cây khỏe rất nhanh. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra trong một số giống ổi có chứa nhiều tinh dầu có khả năng xua đuổi loài côn trùng nguy hiểm này nên đã bố trí trồng xen ổi với mục tiêu xua đuổi, ngăn chặn không cho rầy chổng cánh Diaphorina citri xâm nhập, truyền bệnh vàng lá greening cho các vườn cam quýt.

Theo số liệu báo cáo và nhận xét trực quan của các thành viên hội đồng trên thực địa cho thấy hầu hết các vườn cam quýt có trồng xen ổi đều sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh vàng lá greening. Trên các vườn cam, quýt được trồng bằng nguồn giống sạch bệnh có trồng xen ổi (1 hàng cam, quýt xen 1 hàng ổi) với mật độ 600 cây/ha ở cả 2 xã Quang Thuận và Dương Phong đều không phát hiện rầy chổng cánh cũng như triệu chứng bệnh vàng lá greening trong khi trên các vườn cam quýt trồng bằng nguồn giống chiết, ghép tại chỗ thì tỷ lệ cây nhiễm bệnh là 6,66%.

 Ngoài việc ngăn chặn rầy chổng cánh lan truyền bệnh greening cho cam quýt một cách hiệu quả việc trồng xen ổi đã mang lại hiệu quả thiết thực: nhiều nhà vườn đã có thêm nguồn thu đáng kể từ ổi quả chỉ sau hơn 1 năm trồng. Hội đồng đánh giá cao các kết quả và nghiệm thu đề tài đồng thời đề nghị các tác giả hoàn thiện thêm một số nội dung như: xác định giống ổi, mật độ, khoảng cách trồng xen thích hợp để khuyến cáo nông dân nhanh chóng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới này vào sản xuất cam quýt trên địa bàn tỉnh.

Xem thêm
Người nuôi lợn trang trại, gia trại được gỡ nút thắt

QUẢNG BÌNH Tâm lý ngại dịch bệnh, thua lỗ, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn được tháo gỡ khi mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ có đệm lót phát huy hiệu quả.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất