| Hotline: 0983.970.780

Ông Putin sẽ họp với Chủ tịch Trung Quốc và Thủ tướng Ấn Độ

Thứ Ba 22/10/2024 , 07:36 (GMT+7)

Tổng thống Putin sẽ họp ba bên với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Kazan, Nga, ngày 22/10.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản hồi năm 2019. Ảnh: Getty.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản hồi năm 2019. Ảnh: Getty.

Bên cạnh các cuộc họp song phương với ông Tập Cận Bình và ông Modi, Tổng thống Putin cũng sẽ có các cuộc hội đàm với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi và cựu Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, hiện đang đứng đầu Ngân hàng Phát triển Mới BRICS.

Ông Putin và ông Tập Cận Bình gặp nhau lần gần đây nhất tại Astana hồi tháng 7/2024, trước thềm hội nghị thượng đỉnh thường niên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Tổng thống Nga đã tiếp Thủ tướng Modi vài ngày sau đó tại Moscow, nhà lãnh đạo Ấn Độ khi đó tuyên bố rằng các cuộc đàm phán đã "củng cố hơn nữa mối quan hệ hữu nghị giữa Ấn Độ và Nga".

Ông Putin đặt mục tiêu gặp song phương "tất cả các nguyên thủ quốc gia" tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS năm nay, trợ lý Tổng thống Yuri Ushakov cho biết.

Các cuộc họp song phương với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali sẽ diễn ra trong ngày 23/10.

Thổ Nhĩ Kỳ chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS vào đầu tháng 9/2024, và là quốc gia thành viên NATO đầu tiên làm điều này.

Trong ngày 24/10, ông Putin sẽ gặp Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Chủ tịch Lào Thongloun Sisoulith, Tổng thống Mauritania Mohamed Ould Ghazvani và Tổng thống Bolivia Luis Arce. Sau đó, ông sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và Thủ tướng Phạm Minh Chính.

BRICS được thành lập vào năm 2006 bởi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, với Nam Phi gia nhập vào năm 2011. Ethiopia, Ai Cập, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã chính thức gia nhập vào tháng 1/2024. Hơn 30 quốc gia đã nộp đơn xin gia nhập nhóm, hiện đại diện cho hơn 45% dân số thế giới và đã vượt qua khối G7 do Mỹ dẫn đầu về tỷ trọng GDP toàn cầu.

36 quốc gia được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS năm nay, trong đó có 22 quốc gia có nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị. 6 tổ chức quốc tế cũng cử đại diện tham dự, và hội nghị thượng đỉnh năm nay sẽ là hội nghị đầu tiên có sự tham dự của một Tổng thư ký Liên hợp quốc.

Các quốc gia thành viên sẽ thảo luận về kế hoạch mở rộng của khối trong tương lai và một hệ thống tài chính quốc tế mới.

Ông Ushakov cũng cho biết rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ mở đầu bằng một cuộc thảo luận về "các cuộc xung đột căng thẳng nhất trên thế giới", cho thấy sự thay đổi của nhóm khi không chỉ bàn về các vấn đề kinh tế đơn thuần và thể hiện ảnh hưởng địa chính trị ngày một lớn. Các quốc gia thành viên và các nước không phải là thành viên sẽ thảo luận về các vấn đề an ninh lương thực và năng lượng trong một phiên họp riêng biệt, với trọng tâm là Trung Đông, ông Ushakov nói thêm.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Triều Tiên phá hủy các tuyến đường nối với Hàn Quốc

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã cho nổ tung các tuyến đường nối với Hàn Quốc vào trưa ngày 15/10.

Mỹ lần đầu sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 tấn công Houthi

Mỹ đã lần đầu tiên sử dụng máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit tấn công các kho vũ khí của lực lượng Houthi ở Yemen vào sáng 17/10.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.

Bình luận mới nhất