| Hotline: 0983.970.780

Ông Viên Long Bình từng chịu ‘sức ép chính trị đặc biệt’

Chủ Nhật 23/05/2021 , 10:11 (GMT+7)

Do Mao Chủ tịch không để tâm đến khoa học cây trồng trong chính sách nông nghiệp năm 1958 khiến nhà khoa học Viên Long Bình phải chịu áp lực chính trị không hề nhỏ.

Tuy nhiên ông vẫn may mắn ‘sống sót’ nhờ các quan chức muốn bảo vệ công việc nghiên cứu lúa lai của mình”, nhà nông học Viên Long Bình chia sẻ thông tin đặc biệt này với một tạp chí Trung Quốc vào năm 2016.

Dòng người dân Trung Quốc đội mưa đứng kín hai bên đường trong khi đoàn xe chở thi thể ông Viên Long Bình từ bệnh viện về nhà tang lễ ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam hôm 22/5. Ảnh: Xinhua

Dòng người dân Trung Quốc đội mưa đứng kín hai bên đường trong khi đoàn xe chở thi thể ông Viên Long Bình từ bệnh viện về nhà tang lễ ở Trường Sa, tỉnh Hồ Nam hôm 22/5. Ảnh: Xinhua

Công dân đặc biệt

Sự ra đi của ông Viên Long Bình –công dân đặc biệt của Trung Quốc vào đầu giờ chiều hôm qua (22/5/2021) đã thu hút sự chú ý của các hãng truyền thông thế giới vì ông là cha đẻ của các giống lúa lai năng suất cao, góp phần nuôi sống gần 1/5 dân số thế giới và có đóng góp lớn cho an ninh lương thực toàn cầu.

Ông Viên Long Bình được trao tặng Huân chương Cộng hòa cao quý nhất Trung Quốc, ông cũng từng là người châm ngọn đuốc khai mạc sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008. Ảnh: Chinadaily

Ông Viên Long Bình được trao tặng Huân chương Cộng hòa cao quý nhất Trung Quốc, ông cũng từng là người châm ngọn đuốc khai mạc sự kiện Olympic Bắc Kinh 2008. Ảnh: Chinadaily

Tờ The Straits Times của Singapore viết: Ngày nay làm thế nào để nuôi sống hơn 1,4 tỷ miệng ăn ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn là một nhiệm vụ lớn đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng yêu cầu nhiều loại thực phẩm hơn và căng thẳng toàn cầu tác động đến thương mại ngũ cốc.

Cuối năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn kêu gọi nước này tiếp tục duy trì “cảm giác khủng hoảng về an ninh lương thực”, đồng thời yêu cầu chính quyền nhiều địa phương phát động các chiến dịch liên quan và các nhà hàng tăng mức xử phạt đối với việc lãng phí lương thực- thực phẩm.

Đến năm 2020, lúa lai do nhóm của ông Viên Long Bình phát triển tiếp tục phá kỷ lục, đạt 1.500 kg/mu (khoảng 22,5 tấn/ha) trong hai vụ gieo trồng, ghi dấu mốc kỷ lục thế giới mới.

Theo tờ Washington Post, trên toàn thế giới, một phần năm tổng năng suất lúa gạo hiện nay là đến từ các giống được tạo ra bởi cha đẻ lúa lai Viên Long Bình.

Tháng 6 năm 2020, nhóm nghiên cứu của ông Viên đã bắt tay vào trồng thử nghiệm lúa lai tại một cánh đồng có độ cao 2.800 mét so với mực nước biển ở cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, phía tây bắc Trung Quốc.

Lần cuối cùng nhà nông học Viên Long Bình xuất hiện trên đồng ruộng là vào tháng 3 năm nay khi đi kiểm tra thực địa lúa lai tại đảo Hải Nam và ông đã liên tục phải nhập viện điều trị cho đến khi qua đời vào hôm qua.

Tôn vinh người cả đời gắn với cây lúa

Hãng tin Tân Hoa xã cho biết Bắc Kinh có thể sẽ treo cờ rủ nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của ông Viên Long Bình cho nền nông nghiệp Trung Quốc.

Trước đó, vào ngày 29 tháng 9 năm 2019, ngay trước thềm lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ông Viên đã được trao tặng "Huân chương Cộng hòa", danh hiệu cao quý nhất ở trong nước vì đóng góp xuất sắc cho an ninh lương thực, nông nghiệp của Trung Quốc, cũng như thế giới.

Giới trẻ Trung Quốc ôm hoa xếp hàng chờ đặt trước nơi tổ chức tang lễ ông Viên Long Bình. Ảnh: Xinhua

Giới trẻ Trung Quốc ôm hoa xếp hàng chờ đặt trước nơi tổ chức tang lễ ông Viên Long Bình. Ảnh: Xinhua

Ông Viên Long Bình sinh năm 1930 tại thủ đô Bắc Kinh, tốt nghiệp trường Cao đẳng Nông nghiệp Tây Nam năm 1953.

Không lâu sau nạn đói nghiêm trọng trên toàn quốc vào những năm 1960, nhà khoa học trẻ tuổi đã quyết tâm nghiên cứu cách tăng sản lượng lúa gạo, một loại lương thực chính cho hơn 60% người dân Trung Quốc. Và sau đó, ông bắt đầu một mối liên hệ đặc biệt trọn đời với cây lúa.

Ông Viên Long Bình đã gặt hái được nhiều thành tựu trong nghiên cứu –sản xuất các giống lúa lai năng suất cao đầu tiên trên thế giới từ năm 1973, có thể đạt năng suất trên 500 kg/mu (khoảng 0,067 ha), so với trước đó chỉ 300 kg/mu.

Trong 4 thập kỷ tiếp theo, ông Viên đã chủ trì dẫn dắt các học trò tiếp tục nghiên cứu và phát triển giống lúa lai, đạt sản lượng ngày càng cao.

Năm 1996, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc chính thức thành lập chương trình nhân giống siêu lúa lai. Và chỉ bốn năm sau, giai đoạn đầu của mục tiêu đạt 10,5 tấn/ha. Kỷ lục này đã bị phá vỡ thêm ba lần nữa khi tăng lên 12 tấn vào năm 2004, 13,5 tấn vào năm 2011 và 15 tấn/ha vào năm 2014.

Không chỉ dừng lại ở Trung Quốc đại lục, lúa lai của ông Viên thời kỳ này đã được trồng rộng rãi ở hơn 40 quốc gia, bao gồm Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và Madagascar.

Theo Tân Hoa xã, tổng diện tích lúa lai đã đạt 8 triệu ha ở nước ngoài nhờ những đóng góp của ông Viên và cộng sự đã làm việc với hàng chục quốc gia trên thế giới để giải quyết các vấn đề về an ninh lương thực cũng như tình trạng suy dinh dưỡng.

 (Reuters, NST,WSP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.