| Hotline: 0983.970.780

Ớt chỉ thiên lai GS 888

Thứ Năm 03/10/2013 , 11:52 (GMT+7)

Ớt GS 888 dài, bóng quả, màu đỏ cờ, quả chắc, vị cay ngọt, cuống quả lại to để được lâu và dễ vận chuyển...

Vụ xuân hè và vụ hè thu 2013, Cty TNHH Giống cây trồng Toàn Cầu tiến hành trình diễn mô hình thâm canh giống ớt cay chỉ thiên lai F1 - GS 888 tại một số địa phương ở tỉnh Hải Dương.

Đây là giống ớt lai thế hệ mới có nguồn gốc từ Thái Lan do Cty Toàn Cầu phân phối độc quyền tại VN. Giống có TGST 65-70 ngày, quả dài 6-7cm, quả mọc đơn, dễ thu hái, cây cao trung bình 1,2 -1,5 m.

Mô hình trình diễn giống ớt GS 888 tại Việt Hòa (TP Hải Dương)được bố trí với quy mô 0,5 ha trồng trên đất lúa. Đối chứng là giống ớt quen thuộc trồng ở địa phương. Nông dân gieo cây con trong vườn ươm và tiến hành trồng từ ngày 2-5/7/2013.


Hội thảo giống ớt chỉ thiên GS 888 tại xã Việt Hòa

Trải qua diễn biến bất lợi của thời tiết (mưa kéo dài và 2 cơn bão số 5, 6 liên tiếp ập đến và ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sau bão số 7), nhưng tại các điểm trình diễn, giống ớt GS 888 vẫn tỏ ra vượt trội hơn hẳn giống đối chứng cả về khả năng kháng sâu bệnh, thời tiết bất lợi lẫn năng suất, mẫu mã, chất lượng quả...

Cụ thể, từ giai đoạn cây con trong vườn ươm cho đến khi ra ngoài ruộng SX, cây phát triển và ra hoa đậu quả, kháng tốt với bệnh thán thư (một loại bệnh nguy hiểm trên cây ớt vụ hè thu), thân lá cứng, phân cành đều nên hạn chế tối đa hiện tượng cháy lá, thối cành do vi khuẩn.

Trong khi đó, nhiều giống ớt khác cùng thời vụ bị thiệt hại nặng nề. Tại mô hình ở Việt Hòa, nhìn ruộng ớt GS 888 không bị khuyết cây nào trên ruộng, nông dân và các thương lái đều đánh giá rất cao về ưu việt vượt trội này của giống.

Một ưu việt nữa của giống ớt GS 888 đó là khả năng “phàm ăn” (chịu thâm canh của giống) khiến cho lượng quả trên cây lớn, độ đồng đều giữa các quả cao (32 - 35 quả/kg).

Trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Văn Chỉ, một nông dân đã làm trình diễn 2 vụ ớt liền (xuân hè và hè thu) tại huyện Nam Sách, ông cho biết: “Ngoài khả năng chống chịu sâu bệnh và thiên tai như trên, giống ớt GS 888 còn cho lượng quả đồng đều ở cả 2 lứa thu hái, các lứa sau cũng cho năng suất khá.

Trong khi giống ớt quen trồng thì chỉ cho lứa quả đầu tiên có năng suất và độ đồng đều cao. Từ lứa thứ 2 trở đi, quả ớt gầy, lại không đồng đều, bị cong, vẹo... khiến cho năng suất thu các lứa sau giảm đáng kể, mẫu mã xấu nên giá bán lại thấp. Mặt khác, quả ớt GS 888 lại có mẫu mã đẹp, cuống to, vận chuyển dễ và để được lâu nên thương lái thích thu mua hơn”.

Qua những đánh giá của các thương lái thu mua ớt ngay tại ruộng, họ đều tán thành và nhất trí cao về năng suất cũng như mẫu mã, chất lượng quả ớt GS 888 (quả dài, bóng quả, màu đỏ cờ, quả chắc, vị cay ngọt, cuống quả lại to để được lâu và dễ vận chuyển...).

Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của những bất lợi do thời tiết gây nên nhưng giống ớt GS 888 vẫn cho năng suất khá cao. Qua việc tính số quả trung bình trên cây, số cây/sào (680 - 700 cây/sào), số quả/kg, các cán bộ và thương lái ước tính năng suất thu được khoảng từ 800 - 900 kg/sào. Với giá thành ớt cay hiện tại (trung bình 25.000 đồng/kg) trừ chi phí vật tư, phân bón, mỗi sào ớt có thể thu lãi về từ 18,5 - 21 triệu đồng.

Với kết quả như vậy, cán bộ và nông dân thăm quan mô hình đều tâm đắc với giống ớt GS 888, họ vững tin đưa giống ớt này vào SX ở các vụ sau. Còn các thương lái yên tâm với mẫu mã và chất lượng được các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... rất yêu thích.

Quý vị cần tư vấn thông tin về giống ớt GS 888, có thể liên lạc với bộ phận kỹ thuật của Cty Toàn Cầu qua số điện thoại: 0987.265.257 (anh Linh).

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất