| Hotline: 0983.970.780

Ớt tươi được xuất trở lại sang Trung Quốc

Thứ Tư 09/03/2022 , 08:33 (GMT+7)

Lô hàng ớt xuất khẩu sang Trung Quốc phải đảm bảo yêu cầu về mã số vùng trồng, và thực hiện kiểm dịch thực vật bằng Methyl Bromide và xử lý lạnh.

Trung Quốc vừa cho phép 5 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu ớt tươi chính ngạch.

Trung Quốc vừa cho phép 5 doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu ớt tươi chính ngạch.

Ngày 4/3, Thương vụ Việt Nam tại Bắc kinh thông báo, Tổng Cục Hải quan Trung Quốc cho phép xuất khẩu trở lại mặt hàng quả ớt tươi.

Đây là kết quả của quá trình đàm phán bắt đầu từ xây dựng phương pháp nghiên cứu và trực tiếp tiến hành thực hiện thí nghiệm xác định thông số xử lý của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV). Sau đợt kiểm tra trực tuyến vùng trồng và các cơ sở đóng gói ớt tươi, phía Việt Nam đã đạt thỏa thuận về các biện pháp kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của Hải quan Trung Quốc.

Hiện Cục BVTV tiếp tục đàm phán để ký nghị định thư xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, 5 đơn vị gồm: Công ty TNHH Thành An Onion, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu Cái Lân, Công ty TNHH Cẩm Long – Đồng Tháp, Công ty TNHH Nông nghiệp Vĩnh Bình, và Công ty TNHH Nông sản Tân Đông đã được cấp phép xuất khẩu ớt.

Yêu cầu với các lô hàng xuất khẩu là bảo đảm các yêu cầu trong dự thảo nghị định thư, đồng thời đáp ứng yêu cầu về xử lý kiểm dịch thực vật bằng Methyl Bromide và xử lý lạnh. Cụ thể: Xử lý Methyl Bromide với liều lượng 32g/m3 trong 2 giờ hoặc 18g/m3 trong 5 giờ; Xử lý lạnh sau khi xử lý Methyl Bromide ở nhiệt độ 0.56-2.77°C trong 4 ngày hoặc nhiệt độ 3.33-8.33°C trong 11 ngày.

Trước đó, vào tháng 10/2021, Tổng Cục Hải quan Trung Quốc đã có văn bản đồng ý với các biện pháp kỹ thuật do Cục BVTV đề xuất và tiến hành kiểm tra trực tuyến với các cơ sở đóng gói của Việt Nam, tiến tới việc xuất khẩu ớt tươi chính ngạch. 

Thời gian tới, Trung Quốc sẽ có hướng dẫn để công nhận thêm các cơ sở đóng gói của Việt Nam. Cục BVTV cam kết, phối hợp chặt chẽ với địa phương hướng dẫn các cơ sở chế biến, đóng gói có nhu cầu xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc, đồng thời trình danh sách doanh nghiệp để Tổng cục Hải quan Trung Quốc kiểm tra, phê duyệt.

Ba lưu ý của Cục BVTV trong việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật với doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu ớt sang Trung Quốc là: Hàng hóa từ vùng trồng đã được Cục BVTV cấp mã số và cơ sơ đóng gói đã được Trung Quốc công nhận; Xác nhận thông tin quá trình xử lý kiểm dịch thực vật trên giấy chứng thư khử trùng do các đơn vị cung cấp dịch vụ đủ điều kiện hành nghề xử lý kiểm dịch thực vật; Ghi thông báo bổ sung lên Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật với nội dung đã thống nhất với phía Tổng Cục Hải quan Trung Quốc.

Từ năm 2020, hai thị trường lớn tiêu thụ ớt Việt Nam là Trung Quốc và Malaysia đã ngừng nhập khẩu ớt do vấn đề dư lượng thuốc BVTV. Tháng 5/2021, hai thị trường này đồng ý mở cửa trở lại với ớt Việt Nam, kèm theo một số yêu cầu về mã số vùng trồng, chỉ sử dụng thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép, tuân thủ thời gian bảo quản để dư lượng thuốc BVTV không vượt quy định của thị trường nhập khẩu.

Nhằm đảm bảo giao thương nông sản giữa Việt Nam và các nước nói chung, và mặt hàng ớt tươi nói riêng, Cục BVTV mong muốn có sự phối hợp đồng bộ với Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố, các đơn vị kiểm dịch thực vật, cùng các tổ chức liên quan.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.