| Hotline: 0983.970.780

Peru: 'Thảm họa sinh thái tồi tệ nhất' đánh sập nghề cá quy mô nhỏ

Thứ Hai 14/03/2022 , 15:00 (GMT+7)

Vụ tràn 11.900 thùng dầu tại nhà máy Repsol, một công ty của Tây Ban Nha, bị coi là 'thảm họa sinh thái tồi tệ nhất' đánh sập nghề cá quy mô nhỏ Peru.

Một ngư dân cầm con cá đánh bắt được trong vùng nước bị nhiễm dầu do sự cố tràn 11.900 thùng dầu hồi tháng Giêng năm nay. Ảnh: AP.

Một ngư dân cầm con cá đánh bắt được trong vùng nước bị nhiễm dầu do sự cố tràn 11.900 thùng dầu hồi tháng Giêng năm nay. Ảnh: AP.

Walter de la Cruz trèo xuống một cồn cát lớn trong sương mù để đến một tảng đá nhìn ra Thái Bình Dương, nơi ông đã đánh bắt cá trong ba thập kỷ. Ông ném một cái móc xuống vùng biển ngoài khơi bờ biển của Peru nhiều lần, nhưng không câu được cá mà chỉ kéo được một miếng nhựa bị dính dầu.

De la Cruz, 60 tuổi, là một trong số hơn 2.500 ngư dân có sinh kế bị ảnh hưởng do sự cố tràn dầu lớn tại nhà máy lọc dầu Repsol thuộc sở hữu của Tây Ban Nha vào ngày 15/1.

“Chúng tôi đang tuyệt vọng”, ông nói, đếm trên đầu ngón tay với những khoản nợ khiến ông choáng ngợp, bao gồm cả khoản vay ngân hàng, hóa đơn tiền nước, điện, gas và đồ dùng học tập cho hai đứa cháu.

Peru đã coi vụ tràn 11.900 thùng dầu của nhà máy lọc dầu Repsol là “thảm họa sinh thái tồi tệ nhất”. Một báo cáo của các chuyên gia Liên hợp quốc ước tính thảm họa làm tràn khoảng 2.100 tấn dầu thô, cao hơn mức 700 tấn mà Liên đoàn International Tanker Owners Pollution Federationcoi là ngưỡng cho một vụ tràn lớn - và là một lượng dầu thô bị rò rỉ chưa từng thấy.

Vụ tràn dầu xảy ra khi Mare Doricum, một tàu chở dầu mang cờ Ý, đang dỡ dầu tại nhà máy lọc dầu La Pampilla, ngay ngoài khơi bờ biển phía bắc Thủ đô của Peru. Thuyền trưởng của con tàu nói dầu đã tràn ra đại dương trong ít nhất tám phút.

Không có dữ liệu chính xác về số lượng ngư dân bị ảnh hưởng, hoặc về những người trên các bến cảng phụ thuộc vào ngành đánh bắt cá, bao gồm các nhà hàng, nhà cung cấp thực phẩm và những người cho thuê ô che nắng hoặc cho thuê thuyền.

Juan Carlos Sueiro, một chuyên gia về kinh tế nghề cá, cho biết một điều chắc chắn là: Những ngư dân quy mô nhỏ là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, do lệ thuộc vào đánh bắt một lượng nhỏ cá ở rất gần bờ biển.

“Họ đang ở mức nghèo khổ. Thu nhập của họ thay đổi theo từng ngày”, Sueiro nói.

Lượng dầu tràn đã lan rộng hơn 106 km2 - một khu vực rộng hơn thành phố Paris.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính phủ đã thông báo rằng họ đang xem xét hỗ trợ tài chính cho những người bị ảnh hưởng. Các nhà chức trách mất ba tuần để đưa ra danh sách 2.500 ngư dân sẽ được nhận giúp đỡ.

Hai tuần sau đó, chính phủ cho biết Repsol sẽ cung cấp số tiền 799 USD cho mỗi người trong số 5.600 người bị ảnh hưởng để đền bù. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Peru không trả lời câu hỏi của AP về việc liệu lời hứa viện trợ có còn hiệu lực hay không.

Nhiều ngư dân ở đây không có chứng chỉ hay giấy tờ chứng minh đây là nghề mưu sinh của họ. De la Cruz cũng vậy. Nhưng ông đã kiếm sống ở đây trong 30 năm. Ông thường bán hoặc trao đổi cá với chủ nhà hàng hoặc người nội trợ địa phương, và mang cá về nhà cho vợ để chế biến thành các món ăn có thể bán cho hàng xóm.

De la Cruz cho biết ông cảm thấy "tan nát" khi nhìn thấy không gian sinh sống của mình bị vướng sự cố tràn dầu.

Tổng thống Peru Pedro Castillo đã đến thăm khu vực này, ghé thăm De la Cruz và hứa sẽ giúp đỡ. 

Kế đó, trên một bãi biển khác, Tổng thống Castillo nhặt cát thấm dầu và thừa nhận tác động của sự cố. “Việc giăng lưới có ích gì nếu họ không còn nơi để đánh cá?”, Tổng thống nói.

Các công nhân thu gom dầu bị tràn từ sự cố. Ảnh: AP.

Các công nhân thu gom dầu bị tràn từ sự cố. Ảnh: AP.

Nhưng những lời nói của Tổng thống, vốn làm dấy lên hy vọng của De la Cruz, đã không có kết quả. Hơn một tháng sau chuyến thăm đó, viện trợ của nhà nước không thấy có.

“Ngày tháng trôi qua và chúng tôi không nhận được gì cả”, De la Cruz nói.

Các ngư dân đã biểu tình với những tấm lưới trống của họ trước nhà máy lọc dầu Repsol và các con đường bị phong tỏa, nhưng họ vẫn chưa có câu trả lời cho những câu hỏi chính như: Ai gây ra sự cố tràn dầu? Và bao lâu trước khi họ có thể trở lại câu cá?

Repsol, một công ty của Tây Ban Nha, cho biết những con sóng khổng lồ được tạo ra bởi một vụ phun trào núi lửa ở Tonga đã gây ra vụ tràn dầu và lỗi nằm ở tàu chở dầu Mare Doricum. Đáp lại, công ty sở hữu tàu chở dầu đã yêu cầu Repsol không phổ biến thông tin "không chính xác hoặc gây hiểu lầm" khi cuộc điều tra tiếp tục.

Edward Málaga, nhà vi sinh vật học và nhà lập pháp từ đảng Morado, người đã tham quan khu vực ô nhiễm và nói chuyện với chính phủ Peru và các quan chức Repsol, cho biết bất ổn chính trị đang gây ra tình trạng tê liệt và rối loạn trong chính phủ của Castillo, đồng thời ngăn cản các phản ứng xử lý.

Kể từ sau thảm họa sinh thái vào giữa tháng Giêng, đã có ba cuộc xáo trộn Nội các và ba Bộ trưởng môi trường khác nhau. Một trong số họ là một giáo viên thiếu kinh nghiệm của đảng cầm quyền, người chỉ nắm quyền được một tuần.

Cho đến nay Repsol đã phát một hoặc hai thẻ - trị giá 135 đô la mỗi thẻ - cho những người bị ảnh hưởng để đổi lấy thực phẩm tại siêu thị. Số tiền này không đủ để nuôi họ, vì vậy ngư dân đã tổ chức bữa ăn trưa cộng đồng với thực phẩm do Nhà thờ Công giáo và các tổ chức khác quyên góp. Trong các cuộc họp này, việc thiếu hỗ trợ tài chính là chủ đề lặp đi lặp lại.

Ady Chinchay, một luật sư và nhà nghiên cứu về luật môi trường, cho biết ngư dân có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại về thu nhập tại tòa án dân sự nhưng sẽ có những thách thức.

Chinchay cho biết: “Thẩm phán sẽ bồi thường dựa trên bằng chứng” mà các ngư dân trình bày về thu nhập của họ. Đối với nhiều người trong số những người bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu, điều này gần như không thể thực hiện được vì họ không xuất hóa đơn khi bán hải sản của họ.

Đây là trường hợp của De la Cruz, người chưa bao giờ phát hành hóa đơn bán hàng trong 30 năm.

“Hãy tưởng tượng sự tuyệt vọng trong ngôi nhà của tôi”, ông nói. “Vợ tôi không còn tiền mua thuốc. Hiện chúng tôi chỉ đủ khả năng trả cho khí đốt tự nhiên".

(Theo AP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.

Bình luận mới nhất