| Hotline: 0983.970.780

Phải yên dân trước đã

Thứ Năm 07/10/2021 , 17:49 (GMT+7)

Giá mà lãnh đạo các tỉnh, thành đứng ra đón dân hoặc cam kết rằng, dân ở lại, chúng tôi sẽ đảm bảo lương thực, thực phẩm, ổn định việc làm cho mọi người

Hành trang họ mang về có cả chổi, móc áo và cả bu gà bên trong có cả những gà con, chó nhỏ. Họ về như thế là 'dứt bỏ tất cả'.

Hành trang họ mang về có cả chổi, móc áo và cả bu gà bên trong có cả những gà con, chó nhỏ. Họ về như thế là “dứt bỏ tất cả”.

Người đứng đầu Tỉnh ủy Thanh Hóa từng xin phép vắng họp Trung ương hoặc hủy cuộc họp giữa chừng của Ban Thường vụ Tỉnh ủy để cấp tốc ra giải quyết điểm nóng. Dù hình thái và tính chất của từng vấn đề có thể khác nhau nhưng tựu chung lại là phải yên dân trước đã.

Phải chăng như thế là đã thấm nhuần lời dạy của tiền nhân, bậc đại quốc Công thần Ức trai Nguyễn Trãi: “Thay lời hành hóa, hoàng thượng truyền rằng, việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.

Có lẽ thế mà tháng 5/2012, ông Mai Văn Ninh lúc đó là Bí thư Tỉnh ủy đang dự họp Hội nghị Trung ương tại Hà Nội đã xin phép đoàn chủ trì để tức tốc về ngay thị xã Bỉm Sơn nhằm làm nguội một điểm nóng mà trước đó mấy ngày liền người dân rồng rắn lên cổng Ủy ban tỉnh khiếu nại.

Hay hồi tháng 3/2016, trong một hội nghị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy đã yêu cầu dừng ngay cuộc họp để tập trung cho việc giải quyết bức xúc của người dân. Để rồi một cuộc đối thoại trực tiếp của Bí thư Tỉnh ủy ngay sau đó tại thị xã Sầm Sơn đã giải quyết dứt điểm vấn đề mà người dân cầu cứu.

Chuyến hành trình lịch sử

 Nhắc lại chuyện này khi tôi đang ngồi biên tập những dòng tin của anh em phóng viên gửi về với những cái tựa và hình ảnh thật ruột như thắt lại, nước mắt muốn trào ra. Hàng ngàn người dân dầm mình trong nắng, mưa lầm lũi vượt 2.000 cây số để về quê nương náu sau 4 tháng cố thủ trong phòng trọ tại các tỉnh miền Nam do Covid-19.

Trong số đó, trên tay họ là con bồng, con bế; có những đứa trẻ còn đỏ hỏn, có đứa trẻ 3 tuổi đã lịm đi vì đói rét. Cũng trên tay họ có những lọ tro cốt của người thân. Và cũng trong dòng người di chuyển ấy, đã có những phận người không kịp về với quê hương vì bị tai nạn trên chuyến hành trình lịch sử ấy.

Hai mẹ con chị Hà Thị Vuông ở Quảng Xương, Thanh Hóa đã bị tử nạn trên đường từ Bình Dương về quê cách đây ít ngày. Cũng vì gia cảnh khó khăn, khi hay tin mẹ con chị Vuông mất, người thân trong gia đình đã phải gom góp tiền và vay mượn thêm để vào Quảng Nam lo hậu sự, hỏa táng cho các nạn nhân, sau đó mới đưa tro cốt về quê. Một “hành lý” mà không ai mong muốn có trong hành trình của ngày trở về.

Đại dịch đã lấy đi quá nhiều, thiệt hại công ăn việc làm tuy lớn song cũng không thể so sánh cùng nỗi đau mất người thân.

Hàng ngàn người dân dầm mình trong nắng, mưa lầm lũi vượt 2.000 cây số để về quê nương náu sau 4 tháng cố thủ trong phòng trọ tại các tỉnh miền Nam do Covid-19.

Hàng ngàn người dân dầm mình trong nắng, mưa lầm lũi vượt 2.000 cây số để về quê nương náu sau 4 tháng cố thủ trong phòng trọ tại các tỉnh miền Nam do Covid-19.

Trong đoàn người trở về từ các tỉnh phía Nam hôm nay có nhiều gia đình trẻ. Các cháu bé được cha mẹ quấn áo mưa kín mít, ngồi lọt thỏm sau tà áo mưa che trước đầu xe hay được kẹp giữa cha và mẹ. Dù đã được cha mẹ che chắn thật kỹ nhưng các em không tránh khỏi ướt lạnh vì những cơn mưa rát mặt suốt hành trình dài trong mưa bão.

Suất hỗ trợ đợt 3 của TP Hồ Chí Minh 1 triệu đồng/người không khác nào gió vào nhà trống. Về quê sẽ làm gì? Nhiều người vẫn chưa tìm ra câu trả lời.

“Thôi cứ về đến nhà cái đã rồi tính tiếp. Ở quê dẫu khó tìm việc làm nhưng không phải trả tiền thuê nhà. Cái ăn cũng dễ xoay xở hơn, liệu cơm gắp mắm vậy. Quan trọng là về đến quê nhà tâm lý sẽ ổn hơn, bớt hoang mang, lo lắng”, một người trong đoàn người về quê chia sẻ.

Trong cuộc di chuyển này có những dòng người đi bộ, có người đi xe đạp và đa phần là họ chạy xe máy. Hành trang họ mang về có cả chổi, móc áo và cả bu gà bên trong có cả những gà con, chó nhỏ. Họ về như thế là “dứt bỏ tất cả”.

Nhưng theo dõi trên báo chí và mạng xã hội chỉ thấy nhiều công văn với những phát biểu khuyến cáo, kêu gọi dân ở lại, cá biệt có địa phương nói sẽ xử phạt nữa, chưa thấy người lãnh đạo tỉnh, thành đứng ra đón dân, hướng dẫn dân, chia sẻ với dân hoặc cam kết rằng, dân ở lại đi, chúng tôi sẽ đảm bảo lương thực, thực phẩm và ổn định việc làm cho mọi người.

Ngày hôm qua, có một chỉ đạo mà chúng tôi cho rằng là bản lĩnh và có trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ông Nguyễn Đức Trung. Trong cuộc họp bàn phương án tổ chức đón con em về quê, ông Trung nói, việc đón con em về quê là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh nhà.

Chỉ một phát biểu đấy thôi nhưng tôi tin ai trong số những người về quê Nghệ An cũng cảm thấy ấm lòng vì được chia sẻ.

Tại chân cầu Bến Thủy (Nghệ An), các lực lượng trực chốt đã tiếp tế thức ăn, nước uống và cả miễn phí xăng xe cho đồng bào hồi hương. Ảnh: Doãn Hòa

Tại chân cầu Bến Thủy (Nghệ An), các lực lượng trực chốt đã tiếp tế thức ăn, nước uống và cả miễn phí xăng xe cho đồng bào hồi hương. Ảnh: Doãn Hòa

Lời nói đi đôi với hành động. Từ sau đợt dịch thứ 4 đến nay, Nghệ An đã tổ chức 10 chuyến bay đưa con em từ miền Nam về quê. Dù ít nhiều chưa đáp ứng được mọi mong mỏi của con em nhưng đó là một sự cố gắng rất lớn của tỉnh Nghệ An và cộng đồng doanh nghiệp. Tôi được biết trong số này có 8 chuyến bay 0 đồng và đặc biệt có 2 chuyến bay là do con em đồng hương hai huyện Quỳ Châu và Nghi Lộc tài trợ. Vì chưa được nhiều nên chủ yếu ưu tiên cho bà mẹ mang thai, người già, trẻ nhỏ.

Vì hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, hãy đùm bọc lấy nhau

Tại Thanh Hóa, theo thống kê có rất nhiều con em là người địa phương đang học tập, lao động ở miền Nam, số nhiều ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…vùng trọng điểm của dịch Covid-19. Ngay đầu mùa dịch, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã có thư gửi đồng bào và kêu gọi các tầng lớp nhân dân đóng góp vật lực để gửi vào chia sẻ với miền Nam và con em trong đó. Hàng ngàn tấn hàng hóa nhu yếu phẩm của cán bộ, nhân dân tỉnh Thanh đã đến rất kịp thời chia sẻ với nhân dân vùng tâm dịch.

Khi dịch bùng phát mạnh ở nhiều nơi trong nước thì Thanh Hóa cũng không ngoại lệ. Các huyện Quảng Xương, Nông Cống, Hoằng Hóa, Nga Sơn… đều có ca dương tính và gần như các biện pháp phòng chống dịch đã được kích hoạt mạnh nhất.

Nói như thế không có nghĩa Thanh Hóa không có những hạn chế trong đợt phòng chống dịch vừa qua.

Dù lý do gì thì một vài việc làm không đúng như phát nhiều giấy xét nghiệm âm tính không có tên tuổi bệnh nhân xảy ra ở TP Thanh Hóa và việc khóa cổng nhà dân xảy ra ở huyện Hoằng Hóa là những chút gợn rất đáng phê bình và cần phải được rút kinh nghiệm sâu sắc, kể cả xử lý trách nhiệm cũng cần phải được thực hiện để có bài học cho các đơn vị.

Thanh Hóa đã làm rất mạnh trong việc phong tỏa, áp dụng các biện pháp truy vết dịch tễ. Song không cứng nhắc về mặt thời gian mà thực hiện nới lỏng nhanh sau khi siết mạnh. Sự linh hoạt đó góp phần nối nhanh mạch sản xuất kinh doanh. Cùng với đó là việc tập trung cho tiêm phòng các nhóm trong điều kiện vắc xin có hạn, tinh thần là có đến đâu tiêm ngay và ưu tiên cho các lực lượng tuyến đầu.

Một vấn đề ở Thanh Hóa nữa đó là chủ động lập các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung để khi người dân về là có ngay nơi cho người dân tá túc, theo dõi sức khỏe.

Ngày hôm qua, UBND tỉnh ban hành một Công điện nội hàm có mấy ý, một là động viên tối đa người dân ở lại miền Nam vì điều kiện của tỉnh chưa thể bố trí cùng lúc được hàng chục ngàn người cách ly tập trung cũng như các giải pháp lâu dài. Vì thế việc vận động con em ở lại cũng là một cách chia sẻ với quê nhà.

Hai là nhất quán rằng, khi người dân về đến quê là phải đảm bảo tốt nhất việc đón, tổ chức cách ly và theo dõi sức khỏe. Đó không những trách nhiệm với những người xa quê lâu ngày vì hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan mà còn vì cả triệu đồng bào ở nhà nữa.

Do đó, Công điện chỉ đạo các ngành, địa phương và mọi người về đến Thanh Hóa nêu cao tinh thần trách nhiệm với cộng đồng với quê hương trong việc chấp hành tốt nhất các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.  

Nguyện vọng trở về quê sau khoảng thời gian dài đối diện với dịch bệnh và nỗi lo cơm áo gạo tiền là mong mỏi chính đáng của người dân. Vì thế, các địa phương cần vào cuộc một cách có trách nhiệm nhất để giúp người dân của mình trở về quê được an toàn.

Tuy nhiên, việc này cần lường các khả năng có thể xảy ra, để có các phương án, kịch bản phù hợp. Việc đón một lượng lớn người dân trở về trong khoảng thời gian ngắn, có thể tạo áp lực lớn lên đội ngũ phòng, chống dịch từ tỉnh xuống cơ sở, vốn chưa kịp hồi sức sau đợt dịch bùng phát mạnh vừa qua.

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho hay hiện tỉnh đã bố trí 145 khu cách ly tập trung sẵn sàng hoạt động, với khả năng thu dung 15.000 người, không thể tiến hành cách ly tập trung cùng lúc cho số lượng lớn hơn.

'Thôi cứ về đến nhà cái đã rồi tính tiếp. Ở quê dẫu khó tìm việc làm nhưng không phải trả tiền thuê nhà. Cái ăn cũng dễ xoay xở hơn, liệu cơm gắp mắm vậy. Quan trọng là về đến quê nhà tâm lý sẽ ổn hơn, bớt hoang mang, lo lắng', một người trong đoàn người về quê chia sẻ. Ảnh: Doãn Hòa

“Thôi cứ về đến nhà cái đã rồi tính tiếp. Ở quê dẫu khó tìm việc làm nhưng không phải trả tiền thuê nhà. Cái ăn cũng dễ xoay xở hơn, liệu cơm gắp mắm vậy. Quan trọng là về đến quê nhà tâm lý sẽ ổn hơn, bớt hoang mang, lo lắng”, một người trong đoàn người về quê chia sẻ. Ảnh: Doãn Hòa

Vì thế nếu các khu cách ly tập trung không còn khả năng tiếp nhận, thì địa phương cần bám vào hướng dẫn của Bộ Y tế để tổ chức cách ly tại nhà cho số người đã được tiêm vắc xin hoặc có kết quả test âm tính. Muốn vậy thì các tổ y tế cộng đồng phải căng mình hơn trong việc giám sát và đề nghị người dân nêu cao ý thức.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ông Đỗ Minh Tuấn cho hay, quan điểm của tỉnh là nỗ lực hết sức mình, làm tất cả những gì có thể để chia sẻ với người dân, để mọi người được yên tâm khi trở về với quê hương.

Suy nghĩ ấy, hành động ấy để yên dân mới là thước đo lúc này cho những người lãnh đạo.

    Tags:
Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cứu hộ vượn đen má hung cực kỳ quý hiếm

Vườn quốc gia Cúc Phương vừa cứu hộ an toàn 1 cá thể vượn cực kỳ quý hiếm từ người dân tại Hải Phòng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất