Đây vừa là thời cơ vừa tạo ra nhiều thách thức cạnh tranh gay gắt nếu ngành nông nghiệp phát triển thiếu bền vững.
Hội nhập theo chuẩn quốc tế
Một là, hội nhập quốc tế đòi hỏi nông sản Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu đỏi hỏi tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, xuất xứ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, nông sản không được phép vượt quá các ngưỡng dư lượng độc hại cho phép có nguồn gốc từ phân bón, nước tưới, đặc biệt là nitrat, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Hai là, Việt Nam nằm trong 10 nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH), bao gồm các đặc trưng là thời tiết diễn biến ít theo quy luật, khí hậu.
Cụ thể các thông số thời tiết trung bình nhiều năm nay thường biểu hiện theo kiểu mùa mưa - mùa khô đến sớm/muộn hàng tháng. Các xu thế thời tiết cực trị như nhiệt độ (quá nóng, lạnh, băng giá, sương muối), lượng mưa (lũ lụt, hạn hán), độ ẩm (quá ẩm, quá khô nóng), bão tố (tố lốc, siêu bão).
Ngoài ra còn nước biển dâng, xâm nhập mặn ngày càng sâu trong đất liền, dẫn tới các loại sâu bệnh ngày càng tăng về cường độ và tần suất, ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển, năng suất của cây trồng, sức khỏe của vật nuôi, thủy sản.
Trong khi đó, người dân thụ động trước thời tiết, thiên tai, cây trồng có sức đề kháng yếu với thiên tai, sâu bệnh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón thiếu khoa học, ít căn cứ vào nhu cầu của cây trên từng loại đất, từng giai đoạn sinh trưởng phát triển, phân tan nhanh, đốt bỏ rơm rạ, chất hữu cơ, gây lãng phí tới 70% phân bón, gây ô nhiễm môi trường, tăng chi phí đầu vào, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Canh tác bền vững
Kết quả khảo sát của các nhà khoa học thổ nhưỡng cho thấy, đất trồng trọt hiện nay ở nước ta phần lớn là đất chua, pH<4,5. Không phù hợp với hầu hết các loại cây trồng, các chất dinh dưỡng dễ tiêu như lân, kali đều nghèo.
Đặc biệt, các chất dinh dưỡng trung lượng như canxi, magiê, silic, lưu huỳnh và các chất vi lượng như kẽm, bo, sắt, đồng, mangan… đều nghèo đến rất nghèo.
Phân bón Văn Điển là sự lựa chọn thông thái để nâng cao chất lượng nông sản, canh tác nông nghiệp bền vững. Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân lân ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) = 16%, còn có vôi - canxi =30%, magiê = 15%, silic = 24%, và chứa 7 chất vi lượng gồm kẽm, sắt, đồng, bo, mangan, molipđen, coban...
Khi bón phân ĐYT NPK Văn Điển cây trồng khỏe, phát triển cân đối, ít sâu bệnh, tỷ lệ đậu hoa, quả, hạt cao, năng suất ổn định, đặc biệt chất lượng nông sản vượt trội hơn rất nhiều so với bón phân đơn hoặc bón phân NPK thông thường. |
Những chất dinh dưỡng trung vi lượng này chiếm đến 70%. Phân lân nung chảy Văn Điển kiềm tính (pH = 8 – 8,5, 1 kg lân có tác dụng khử chua tương đương 0,5 kg vôi bột) không độc hại, không tan trong nước, tan tốt trong dịch chua của rễ cây.
Khi bón phân qua đất không bị rửa trôi, cung cấp lân và các chất dinh dưỡng trung vi lượng từ đầu đến cuối vụ.
Đặc biệt, giai đoạn cây trồng ra hoa đậu quả, làm tăng chất lượng nông sản như lúa, ngô, khoai, sắn,đậu, lạc, các loại rau, các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, mía, dứa, chè, dâu tằm và các loại cây ăn quả.
Phân lân nung chảy Văn Điển thích hợp nhiều vùng đất chua, lầy thụt, gò đồi, thung lũng, chiêm trũng, phèn, các loại đất chua, mặn ven biển…
Loại phân này không những nâng cao năng suất chất lượng nông sản mà còn bổ sung cân bằng lại dinh dưỡng trong đất, làm cho đất tơi xốp, hạn chế rong rêu, phục vụ cho canh tác nông nghiệp bền vững.
Trong nhiều năm qua, bà con nông dân cả nước tin dùng phân lân nung chảy Văn Điển, các loại phân NPK Đa yếu tố đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại phân lân thông thường.
Phân NPK Đa yếu tố đã thành bạn đồng hành không thể thiếu với bà con nông dân tại các vùng đất chua Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, Đồng bằng Nam bộ và các vùng đất phèn mặn ven biển, với các vùng đất phù sa trong đồng canh tác lâu năm thiếu bổ sung phù sa, phân hữu cơ.
Hiện tại, công ty có hơn 60 dòng sản phẩm. Điểm khác biệt nhất của phân ĐYT NPK Văn Điển là tỷ lệ phần trăm các chất dinh dưỡng trung lượng, vi lượng chiếm từ 20 - 40% trong mỗi loại phân chuyên dùng.