| Hotline: 0983.970.780

Phân Đầu Trâu TE-A1 và TE-A2 mang lại hiệu quả kép cho cây lúa

Thứ Sáu 31/12/2021 , 08:35 (GMT+7)

Theo chiến lược đến năm 2025, diện tích gieo trồng lúa còn 7,3 triệu ha, sản lương đạt 42 triệu tấn, đảm bảo tiêu dùng, xuất khẩu khoảng 2-3 triệu tấn gạo chất lượng cao.

Muốn đạt được mục tiêu đã nêu, đồng thời giúp người trồng lúa hưởng lợi nhiều hơn, cần giảm thiểu một cách hợp lý vốn đầu tư, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ (bao gồm thiết bị cảm ứng dùng để quản lý nước, phun thuốc trừ sâu bệnh và quản lý đồng ruộng), đồng thời áp dụng cơ giới hóa tối đa các khâu sản xuất.

Canh tác lúa thông minh giúp bà con nâng cao năng suất, chất lượng lúa và thu lợi cao. Ảnh: ĐT.

Canh tác lúa thông minh giúp bà con nâng cao năng suất, chất lượng lúa và thu lợi cao. Ảnh: ĐT.

Về giống, phải dùng giống có chất lượng, đã được xác nhận, nhưng phải giảm lượng giống gieo sạ ở mức đạt ngưỡng kinh tế cao, kiên quyết không sạ dày như hiện nay. Phải giảm số lần phun thuốc đến mức tối thiểu theo tiêu chuẩn VietGAP. Tăng cường sử dụng cơ giới hóa làm đất, gieo sạ, thu hoạch, thu gom rơm rạ tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ.

Riêng phân bón hóa học là yếu tố quyết định nhiều đến năng suất, phẩm chất và mức độ phá hại của sâu bệnh cần được sử dụng hợp lý. Chúng tôi xin giới thiệu phân Đầu Trâu bón cho lúa, bón ít nhưng hiệu quả cao, đã được Bộ NN- PTNT cho phép ứng dụng vào sản xuất cánh đồng mẫu lớn cũng như sản xuất theo VietGAP trên cây lúa trong nhiều năm. Đó là các chủng loại phân Đầu Trâu Mặn Phèn, Đầu Trâu TE-A1 và TE-A2.

Xin được giới thiệu tóm tắt mức phân đã sử dụng cho lúa trong chương trình canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại 13 tỉnh ĐBSCL trong 3 vụ liên tiếp: Đông xuân (ĐX) 2016, ĐX 2017 và hè thu (HT) 2017.

So sánh lượng giống (kg/ha), lượng dinh dưỡng N-P2O5-K2O (kg/ha) và chi phí đầu tư ở mô hình và đối chứng trong 3 vụ lúa.

So sánh lượng giống (kg/ha), lượng dinh dưỡng N-P2O5-K2O (kg/ha) và chi phí đầu tư ở mô hình và đối chứng trong 3 vụ lúa.

So sánh năng suất (kg/ha lúa tươi) bình bình quân ở các mô hình và đối chứng trong vụ lúa hè thu 2017.

So sánh năng suất (kg/ha lúa tươi) bình bình quân ở các mô hình và đối chứng trong vụ lúa hè thu 2017.

Số liệu trên bảng 2 chứng minh rằng dù bà con sạ nhiều hơn 70,7 kg thóc giống/ha và bón nhiều phân hơn 60,8 kg Ure, 87,5 kg Super lân và 13 kg phân KCL, chi thêm 1.932.220 đ/ha tiền phân bón, nhưng năng suất lúa lại thấp hơn mô hình bón phân Đầu Trâu 680 kg/ha (11,4%). Nghĩa là dù  bà con sạ dày, bón nhiều phân nhưng năng suất lúa vẫn thấp. Riêng 2 địa điểm tại Bến tre (số 5 và 6) cũng thấy ở mô hình năng suất lúa vẫn cao hơn từ 750 - 800 kg/ha (cao hơn đối chứng từ 11,9 - 12,5%).

Lợi nhuận thu được từ các mô hình canh tác lúa thông mình và đối chứng trong vụ hè thu 2017.

Lợi nhuận thu được từ các mô hình canh tác lúa thông mình và đối chứng trong vụ hè thu 2017.

Số liệu bảng 3 là so sánh lợi nhuận bình quân giữa các mô hình và đối chứng tại các tỉnh đều thấy: Cả 13 tỉnh dù bón phân Đầu Trâu với số lượng ít hơn và sạ lượng giống thấp hơn khá nhiều nhưng lợi nhuận thu được đều cao hơn phía đối chứng rất đáng tin.

Bình quân cả 13 tỉnh cho thấy ở mô hình có tiền lời cao hơn đối chứng bình quân đến 5.925.065 đồng/ha, có tỉnh như Tiền giang lợi nhuận từ mô hình cao hơn đối chứng là 11.530.000 đ/ha (105% so với đối chứng), mô hình ở Bến Tre (Giồng Trôm) cao hơn đối chứng là 6,025.000 đ/ha (71,6%); ở Cà Mau, mô hình 2 có tiền lời cao hơn đối chứng là 11.426.000 đ/ha (cao hơn đối chứng đến 86,6%), trong đó yếu tố phân bón là nhân tố quyết định tăng năng suất lúa quan trọng nhất.

Tại Ba Tri vụ hè thu năm 2021 có 4 hộ tham gia mô hình đều sử dụng giống OC 10, chưa giảm lượng giống ở mức 80 kg như chương trình quy định mà vẫn gieo sạ 100 kg/ha. Sử dụng lượng phân Đầu Trâu ít hơn, cả 4 hộ đều dùng 100 kg Đầu Trâu mặn phèn bón lót 230 kg Đầu Trâu TE-A1 để bón thúc đẻ vào 7-10 ngày và 18-20 ngày sau sạ, bón đón đòng 115 kg ĐT TE-A2.

Tổng số phân trong mô hình là 72 kg N + 51 kg P205 + 40 kg K20 + 20 kg Ca0 và 20 kg Si02. Trong lúc ở ruộng đối chứng bà con dùng phân đơn 172 kg Ure + 130 DAP và 62 kg Kali tương đương 103 kgN + 60 kg P205 + 37 kg K20/ha.

Lượng phân đối chứng chỉ tính riêng N đã cao hơn so với mô hình là 31 kg N (43%) hay 67,4 kg Ure/ha. Nhưng kết quả thu được cả năng suất lúa và lợi nhuận thì theo chiều ngược lai (xem bảng 4)

So sánh hiệu quả bón phân Đầu Trâu với phân đơn giữa mô hình và đối chứng của 4 hộ trong vụ hè thu  2021 tại Mỹ Nhơn, Ba Tri, Bến Tre.

So sánh hiệu quả bón phân Đầu Trâu với phân đơn giữa mô hình và đối chứng của 4 hộ trong vụ hè thu  2021 tại Mỹ Nhơn, Ba Tri, Bến Tre.

Nhận xét: Mặc dù các lô đối chứng đều bón lượng phân N, P, K cao hơn trong mô hình, nhưng năng suất lúa trong mô hình bình quân 4 hộ cao hơn đối chứng 650 kg/ha (14,3%), giá thành thóc của mô hình thấp hơn đối chứng 533 đ/kg (14,8%) và có lợi nhuận cao đơn đối chứng đến 4.733.500 đ/ha (36%). Như vậy, rõ ràng bón phân ĐT NPK-TE A1 và NPK-TE A2 cho lúa vừa giảm lượng bón, giảm công bón, giảm giá thành sản xuất 14,8%.

Vụ hè thu 2021 tại Hòn đất (Kiên Giang) là vùng đất thường bị phèn, mặn gây hại.

So sánh hiệu quả bón phân ĐT NPK-TE A1 và NPK-TE A2 cho lúa HT2021 tại Hòn đất, Kiên Giang, giống Đài thơm 8, lúa cấy.

So sánh hiệu quả bón phân ĐT NPK-TE A1 và NPK-TE A2 cho lúa HT2021 tại Hòn đất, Kiên Giang, giống Đài thơm 8, lúa cấy.

Đánh giá:

Từ kết quả ghi nhận được của 13 tỉnh trong vụ hè thu 2017, nếu giảm cả lượng giống sạ và phân Đầu Trâu thì hiệu quả mang lại đều cao: Năng suất bình quân 75 mô hình cao hơn đối chứng là 680 kg thóc/ha,lợi nhuận của mô hình cao hơn đối chứng là 5.925.065 đ/ha (tăng 50,8%). 

Tại Ba Tri, vụ hè thu 2021, mô hình năng suất lúa vẫn cao hơn đối chứng 553 kg/ha (12%) và lợi nhuận cũng cao hơn đối chứng là 4.733.500 đ/ha (36%).

Trường hợp cả mô hình và đối chứng tại Hòn đất, Kiên Giang đều giảm lượng giống như nhau còn 60 kg/ha, dù bón phân Đầu Trâu liều cao hơn ở Ba Tri  92,5N + 62P205 + 52,5K20 so với đối chứng bón 115,6N + 70P205 + 78K20 hay 111,0N + 70P205 + 68K20/ha thì mô hình vẫn còn có năng suất lúa cao hơn đối chứng 200 kg/ha và lợi nhuận do bón phân Đầu Trâu mang lại cũng đạt con số khiêm tốn là 3.488.4050 và 4296.700 đ/ha.

Như vậy, việc áp dụng nhuần nhuyễn khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng đã tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư. Người sản xuất hiện nay đã tìm ra được loại phân Đầu Trâu Mặn phèn  và NPK–TE-A1 và NPK-TE-A2  rất thích hợp cho cây lúa, dù bón ít.

Xem thêm
Giải pháp mới kiểm soát hiệu quả bệnh thối hoa, thối trái do lớp nấm Oomycete

Bệnh thối hoa, thối trái do lớp nấm Oomycete gây ra là nỗi lo lớn đối với nông dân trồng cây ăn trái, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất, chất lượng.

4/6 mẫu thức ăn chăn nuôi của 2 doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn

4/6 mẫu thức ăn chăn nuôi của 2 doanh nghiệp ở tỉnh Phú Thọ không đạt các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn công bố, bị xử phạt 32 triệu đồng.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?