Những ngày này, cả nước và vùng Trung Bộ đang bước vào vụ đông xuân 2021 - 2022. Theo Đài Khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ, hiện tượng ENSO được dự báo, mật độ bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông trong những tháng cuối năm nhiều hơn trung bình nhiều năm và có khoảng 3 - 4 cơn ảnh hưởng tới đất liền khu vực Trung Bộ. Vì vậy, ngay từ đầu vụ, toàn vùng cần linh hoạt thời vụ sản xuất vụ đông xuân 2021 - 2022 để né bão lũ, tránh hạn.
Cùng với những khó khăn của thời tiết, giá vật tư đầu vào tăng cao cũng làm tăng gánh nặng lên người làm lúa. Trong lúc chờ các ngành chức năng có giải pháp để bình ổn giá phân bón, người dân nơi đây đã chủ động áp dụng các biện pháp canh tác lúa thông minh giảm lượng giống gieo sạ, tăng hữu cơ, giảm lượng phân bón, thuốc BVTV trên đồng ruộng… nhằm tiết giảm tối đa giá thành sản xuất mà vẫn đảm bảo năng suất cuối vụ.
Một số lưu ý cho việc canh tác vụ lúa đông xuân 2021 - 2022 ở miền Trung đạt hiệu quả:
Thời vụ: Theo Cục Trồng trọt, với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, những diện tích chủ động nguồn nước cần bố trí thời vụ xuống giống đại trà tập trung từ ngày 10/12 - 31/12/2021, không gieo muộn hơn sau ngày 10/01/2022, thu hoạch trước 30/4/2022.
Riêng chân 3 vụ lúa ở tỉnh Bình Định gieo sạ từ ngày 25/11 – 05/12/2021; Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận gieo sạ từ 15/11 và kết thúc trong tháng 12/2021.
Vùng trũng thoát nước kém, tranh thủ nước rút đến đâu xuống giống đến đó, phấn đấu gieo sạ trước 10/01/2022. Đối với những diện tích nước rút quá chậm sau 10/01/2022, có thể gieo mạ cấy để tranh thủ thời gian và rút ngắn sinh trưởng, lúa trỗ bông sớm.
Chọn giống: Về cơ cấu giống, các tỉnh căn cứ tình hình từng địa phương cần khuyến cáo cơ cấu giống lúa phù hợp (các giống phổ biến gồm: ĐV108, ML202, ML48, TH41, Đài Thơm 8, PY2…). Tuy nhiên, cần đẩy mạnh sử dụng cấp giống xác nhận, giống ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng khá, cứng cây, chống đổ ngã, chống chịu khô hạn tốt.
Mật độ gieo sạ và phương pháp gieo sạ: Sử dụng giống xác nhận, gieo sạ từ 80 - 100 kg/ha; nếu cấy, lượng giống từ 50 - 60 kg/ha.
Bón phân: Để canh tác lúa vụ đông xuân 2021 - 2022 đạt hiệu quả, tiết giảm chi phí sản xuất, trong đó đáng kể nhất là chi phí giống, phân bón và quản lý dịch hại mà vẫn đảm bảo năng suất, lợi nhuận, các nhà khoa học khuyến cáo bà con nên áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh, làm đất kỹ, giảm lượng giống gieo sạ, không phun thuốc BVTV trước 40 ngày sau sạ, kết hợp bón phân thông minh cho ruộng lúa.
Cụ thể: Bón lót, trước khi gieo sạ, để bộ rễ lúa phát triển khỏe ngay từ đầu, bón phân chuồng hoai mục 10 tấn/ha. Bón phân hữu cơ Đầu Trâu Organic đa dụng, 1 tấn/ha.
- Đợt 1, từ 7 - 10 ngày sau khi gieo sạ: Bón phân Đầu Trâu 997 TVL, lượng bón 100 - 150 kg/ha (hoặc bón Đầu Trâu 20-15-5+TE 100-150kg/ha).
- Đợt 2, từ 18 - 22 ngày: Bón phân Đầu Trâu 998 TVL, lượng bón 100 - 150 kg/ha (hoặc bón Đầu Trâu 20-15-5+TE từ 100 - 150 kg/ha).
- Đợt 3, bón phân đón đòng: Bón phân Đầu Trâu 999 TVL, lượng bón 100 - 120 kg/ha (bón khi lúa có tim đèn từ 1 - 3 mm, hoặc bón Đầu Trâu 15-5-20+TE từ 100 - 150 kg/ha).
Trong đó, các sản phẩm phân bón chuyên dùng lúa cho đồng đất miền Trung này đã được nghiên cứu cải tiến bổ sung các thành phần trung vi lượng, trong đó, tăng hiệu quả sử dụng phân bón với hoạt chất Agrotain chứa n-[N-BTPT] ngăn chặn sự mất đạm. Khi bón ở giai đoạn đầu, giúp lúa ra rễ mạnh, đẻ nhánh khoẻ, tăng số bông. Bón ở giai đoạn đón đòng giúp lúa có đòng to, trỗ đều, bông lớn, chắc hạt, tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận.
Đồng thời, vi lượng kẽm thông minh - smart zinc được bổ sung trong phân bón này sẽ giúp cường sức cho cây lúa, tăng khả năng chống chịu với các yếu tố bất lợi, khắc nghiệt của thời tiết, và chỉ tan khi cây cần, vì vậy sẽ hỗ trợ tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí cho nhà nông.