| Hotline: 0983.970.780

Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai 13/02/2023 , 10:40 (GMT+7)

Trong hơn 10 năm triển khai xây dựng nông thông mới (NTM), tỉnh Thái Nguyên đã đạt nhiều kết quả tích cực, điều này có được nhờ sự đồng thuận của người dân.

Phong trào hiến đất tư để làm việc công

Những năm qua, cơ bản các công trình xây dựng NTM như làm đường giao thông, làm nhà văn hoá,… ở tỉnh Thái Nguyên đều diễn ra rất thuận lợi, nhanh chóng. Trong đó, có sự đồng thuận từ nhân dân, việc người dân sẵn sàng hiến đất của gia đình để cho Nhà nước làm công trình đã trở thành phong trào.

Huyện Đại Từ, là địa phương điển hình như vậy. Lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện chia sẻ, từ những năm 2010 đến nay không có một công trình nông thôn mới nào mà huyện phải bỏ tiền để giải phóng mặt bằng, tất cả đều được người dân hiến đất. Không những vậy, bà con nhân dân cũng tự nguyện đóng góp bằng tiền, hoặc bằng sức lao động để thực hiện, vì vậy huyện Đại Từ rất thuận lợi trong công tác xây dựng NTM.

066b99b22a12ed4cb403

Công trình giao thông nông thôn, tuyến đường liên xã Phúc Lương, huyện Đại Từ đi xã Hợp Thành, huyện Phú Lương. Ảnh: Toán Nguyễn.

Để mục sở thị vấn đề này, phóng viên đã đến công trình giao nông thôn đang được xây dựng trên địa bàn là tuyến đường liên xã Phúc Lương, huyện Đại Từ đi xã Hợp Thành, huyện Phú Lương có chiều dài là 3,56km, đi qua 2 xóm Cầu Tuất và Thành Long của xã Phúc Lương, tổng giá trị xây dựng là hơn 13 tỷ đồng. Đây là công trình tiêu chuẩn giao thông nông thôn, mặt đường bê tông rộng 5m, có lề đường. Dự án được khởi công từ ngày 12/8/2022, thời hạn thi công là 6 tháng, tức hết tháng 2/2023 là phải hoàn thành.

Tuyến đường phải cắt cua, mở rộng vào đất của người dân nhiều, nhưng Nhà nước không phải bỏ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng. Người dân ở 2 xóm Cầu Tuất và Thành Long với chủ yếu là người dân tộc thiểu số (phần lớn là người dân tộc Tày) đã không đòi hỏi bồi thường, mà còn bảo nhau hiến đất. Theo thống kê, có 79 hộ dân đã tự nguyện hết đất cho Nhà nước, trong đó có 8 gia đình hiến từ 300m2 – gần 700m2, hơn 10 hộ dân khác hiến từ 100m2 – dưới 300m2.

Ông Triệu Văn Hưởng, Bí thư Đảng ủy xã Phúc Lương thông tin: Tuyến đường liên xã Phúc Lương, huyện Đại Từ  đi xã Hợp Thành, huyện Phú Lương khi xây dựng được 100% người dân hiến đất, tổng diện tích là hơn 9.700m2 của 79 hộ dân thuộc 2 xóm Cầu Tuất và Thành Long. Trước đó, trên địa bàn xã đã xây dựng nhiều tuyến đường và công trình khác, số diện tích người dân hiến tổng là hơn 5ha.

4839d30e63aea4f0fdbf

Ông Tống Văn Bình, người hiến 500m2 đất cho dự án. Ảnh: Toán Nguyễn.

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Hơn 10 năm qua, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Thái Nguyên được sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thông chính trị từ cấp tỉnh cho tới cấp cơ sở. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sức lan tỏa lớn nên đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của người dân. Công tác tuyên truyền luôn được các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở quan tâm triển khai, thực hiện với nhiều nội dung và hình thức phong phú: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng báo đài, cổng thông tin, tạp chí, hội thi, tọa đàm...;

Các đơn vị, địa phương tổ chức quán triệt về mục đích, nội dung của Chương trình xây dựng NTM và tham gia hưởng ứng phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” tích cực, hiệu quả gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh vận động các tầng lớp nhân dân ở nông thôn tham gia thực hiện Chương trình xây dựng NTM gắn với nâng cao chất lượng các cuộc vận động của các hội, đoàn thể.

2 (2)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham quan vườn chè đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao của HTX chè Hảo Đạt. Ảnh: Thể Nguyễn.

Đến nay, Chương trình xây dựng NTM của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu. Cụ thể, đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 4/9 huyện, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có thêm 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 119 xã (bao gồm 9 xã đã lên phường của thành phố Phổ Yên), đạt 86,9%. Dự ước năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) toàn tỉnh giảm từ 6,14% xuống còn 4,35% (giảm 1,79% so với năm 2021). Về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, toàn tỉnh Thái Nguyên có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 63 xóm được UBND cấp huyện công nhận đạt xóm NTM kiểu mẫu.

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Chương trình xây dựng NTM, như: Nghị quyết điều chỉnh Đề án xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên; Nghị quyết về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương; Nghị quyết thông qua phương án phân bổ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, kế hoạch năm 2022 và dự kiến kế hoạch năm 2023; Bộ tiêu chí xã NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; xóm NTM kiểu mẫu...

1

Hợp tác xã chè là mô hình kiểu mẫu xây dựng xã nông thôn mới tại Thái Nguyên. Ảnh: Thể Nguyễn.

Tập trung nguồn lực về đích nông thôn mới

Với quan điểm “Xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc”, Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025 để xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ và các giải pháp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Đề án được triển khai thực hiện trên phạm vi địa bàn nông thôn của tỉnh, bao gồm: Các xóm (thôn, bản), các xã, các huyện, các thành phố của tỉnh trong giai đoạn 5 năm, từ 2021 đến hết 2025. Với mục tiêu, đến hết năm 2025 có 131 xã trở lên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (95%), trong đó có 40% số xã đạt nông thôn mới nâng cao (52 xã), trên 10% số xã (15 xã) đạt nông thôn mới kiểu mẫu; có thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế đến hết năm 2025 có 6 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân tiêu chí toàn tỉnh theo Bộ tiêu chí về xã xây dựng nông thôn mới đạt 18,6 tiêu chí/xã; nâng cao chất lượng cuộc sống, thu nhập bình quân của người dân nông thôn.

3

Đến nay, các tuyến đường trục xã trên địa bàn huyện Phú Bình đã được cứng hóa 100%. Ảnh: Thể Nguyễn.

Riêng phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”, được kỳ vọng sẽ tiếp tục góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, gắn với quá trình đô thị hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng nông thôn mới thông minh, bảo đảm môi trường cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp, an toàn, đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.

Riêng năm 2023, toàn tỉnh sẽ tiếp tục huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng NTM; lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm.

Cùng với đó, nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa các hình thức vận động, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tập trung triển khai quyết liệt, đưa Chương trình xây dựng NTM, Chương trình OCOP tiếp tục đi vào chiều sâu, đạt chất lượng, hiệu quả cao và bền vững. Từ đó góp phần quan trọng nâng cao đời sống của người dân nông thôn…

Để hoàn thành các mục tiêu trong xây dựng NTM đã đề ra, tỉnh Thái Nguyên dự kiến huy động tổng nguồn vốn trên 55.000 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới hơn 10.000 tỷ đồng gồm: Ngân sách Trung ương 2.804 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2.260 tỷ đồng, vốn lồng ghép 1.527 tỷ đồng, vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp 3.507 tỷ đồng và vốn tín dụng người dân vay phát triển sản xuất 45.000 tỷ đồng.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm