| Hotline: 0983.970.780

Phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản

Thứ Ba 17/05/2022 , 12:40 (GMT+7)

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận đã xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hướng đến sản xuất bền vững.

Đa dạng hóa đối tượng nuôi

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận, trong giai đoạn 2016-2021, đơn vị đã xây dựng và chuyển giao 9 mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại các vùng nuôi trồng trọng điểm trong tỉnh.

Cụ thể các mô hình như nuôi cá thát lát an toàn sinh học theo liên kết chuỗi; nuôi cá lóc thương phẩm; nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất; nuôi cá lăng; nuôi cá chình và cá chạch lấu thương phẩm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp theo liên kết chuỗi; nuôi lươn, nuôi cá chép giòn.

Mô hình nuôi cá chép giòn. Ảnh: KS.

Mô hình nuôi cá chép giòn. Ảnh: KS.

Từ các mô hình trình diễn trên đã giúp người nuôi nâng cao nhận thức và kiến thức kỹ thuật, đa dạng hóa các đối tượng nuôi phù hợp với điều kiên tự nhiên của từng vùng nuôi.

Đối với chương trình khuyến ngư nuôi thủy sản nước mặn, lợ, Trung tâm xây dựng 5 mô hình điển hình hiện được bà con nhân rộng.

Chẳng hạn như mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP; mô hình nuôi cá bóp trong lồng bè; mô hình nuôi cá chim vây vàng trong ao đất trải bạt; mô hình nuôi cá mú trân châu; mô hình nuôi cua thương phẩm trong ao đất.

Ông Nguyễn Tám, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận đánh giá, các mô hình thời gian quan được triển khai đã giúp đa dạng hóa được đối tượng thủy sản nuôi, bổ sung thêm nhóm nuôi có giá trị kinh tế cao, theo phân khúc thị trường.

Thu hoạch cá mú Trân Châu. Ảnh: KS.

Thu hoạch cá mú Trân Châu. Ảnh: KS.

Cụ thể, trước năm 2016, nuôi thủy sản nước ngọt chủ yếu tập trung vào một số đối tượng truyền thống, thông thường như rô phi, diêu hồng, chép, bống tượng. Còn đối tượng nuôi nước mặn chủ yếu tôm thẻ chân trắng, cá chẽm...

Từ năm 2016, với sự làm chủ công nghệ sản xuất giống nhân tạo, nhiều cơ cấu giống đã được bổ sung và xây dựng mô hình nuôi trình diễn như: cá chình, cá chạch lấu, cá chép giòn, tôm càng xanh; hay cá mú trân châu, cá chim vây vàng...Các loài nuôi không chỉ chú trọng về mặt kỹ thuật, mà còn tổ chức sản xuất thích ứng với thị trường theo phân khúc để hướng đến tiêu thụ cho người nuôi.

“Các loài đặc sản cho giá trị kinh tế cao như cá chình; chạch lấu; cá mú; cua được tiêu thụ theo thị trường ngách, phục vụ nhà hàng, tiệc khách sạn. Còn các đối tượng truyền thống cho nhu cầu bán chợ và tiêu thụ thông thường”, ông Tám chia sẻ.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản được Trung tâm triển khai đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nuôi nâng cao tỷ lệ sống của vật nuôi từ 30-50% (truyền thống) lên 70-90% tùy mô hình. Điển hình, tỷ lệ sống của các mô hình cá nước ngọt đạt mức trung bình trên 75% (cá thát lát từ 75 – 81%; lươn từ 82% - 85%; cá chình, chạch lấu 80-85%); lợi nhuận bình quân trên 1000 m2 mặt nước đạt từ 20 – 70 triệu đồng tùy thời điểm và đối tượng nuôi. Riêng hình thức nuôi trong lồng bè, năng suất được nâng lên từ 22,7 kg/m3 – 26,5 kg/m3 (trước đây là 12 – 15 kg/m3), lợi nhuận trung bình đạt gần 100 triệu/150 m3 lồng bè.

Hình thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

Bên cạnh xây dựng các mô hình đa dạng hóa các đối tượng nuôi phù hợp, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận cho biết, những năm qua  bám sát chỉ đạo của tỉnh, ngành, Trung tâm đã phát triển các vùng nuôi thủy sản tập trung, theo quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận xây dựng mô hình cuỗi liên kết nuôi cá ché giòn lồng bè. Ảnh: KS.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận xây dựng mô hình cuỗi liên kết nuôi cá ché giòn lồng bè. Ảnh: KS.

Theo đó, từ năm 2016-2020, Trung tâm đã phát triển nhân rộng mô hình nuôi cá thát lát bằng thức ăn công nghiệp tại vùng Biển Lạc (Tánh Linh). Từ đó, bà con vùng Biển Lạc và các vùng lân cận đã giảm dần các hoạt động khai thác bất hợp pháp, khai thác tận diệt trên lòng hồ. Thay vào đó các hình thức nuôi cá thát lát trong vèo, trong lồng hay trong ao thuộc vùng bán ngập được bà con thực hiện, nhân rộng, đem lại một sản lượng cá thát lát nuôi có chất lượng, với số lượng không nhỏ, góp phần hình thành vùng nguyên liệu ổn định chả cá thát lát Tánh Linh.

Không chỉ xây dựng, phát triển vùng nuôi, làm chủ kỹ thuật nuôi, hướng đến hình vùng nguyên liệu lớn, Trung tâm còn đẩy mạnh thực hiện các mô hình liên kết bảo tiêu sản phẩm đầu ra cho người nuôi.

Riêng đối tượng cá thát lát, từ năm 2016 đến nay Trung tâm đã xây dựng trên 10 điểm mô hình với diện tích 11.100 m2 ao đất và 1.190 m3 lồng bè cho 40 lượt hộ nông dân tham gia. Toàn bộ sản lượng cá thát lát của mô hình được Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Phối Phối bao tiêu sản phẩm với giá không thấp hơn 65 ngàn đồng/kg.

Nuôi cá thát lát. Ảnh: KN.

Nuôi cá thát lát. Ảnh: KN.

Trên tuyến biển, Trung tâm đã chuyển giao kỹ thuật, quy trình nuôi cá bóp, cá mú đỏ, tôm hùm cho bà con huyện đảo Phú Quý, cùng với đó bổ sung thêm các đối tượng nuôi mới như: bào ngư, cá chim vây vàng, tôm hùm tre…Nhờ vậy hiện vùng nuôi ở Phú Quý cung cấp một lượng hải sản lớn tươi sống cho các hệ thống nhà hàng, tiệc cưới trong và ngoài tỉnh.

Theo Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận, với thành công của mô hình nuôi cá thát lát an toàn sinh học bằng thức ăn công nghiệp theo liên kết chuỗi đã giúp huyện Tánh Linh có nguồn nguyên liệu ổn định tại chỗ, góp phần tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho lao động địa phương. Huyện Tánh Linh cũng đã chú trọng công tác quy hoạch, kiểm soát được quy trình sản xuất, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Hiện nay chả cá thát lát của Tánh Linh đã đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của chương trình OCOP.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất