| Hotline: 0983.970.780

Phát triển cánh đồng lớn theo hướng chất lượng cao

Thứ Tư 17/04/2019 , 13:10 (GMT+7)

Thời gian qua, nông dân TP Cần Thơ đã tăng cường liên kết xây dựng cánh đồng lớn SX lúa chất lượng cao gắn với hợp đồng bao tiêu của DN.

16-02-44_nh_1_-_sn_xut_lu_trong_cnh_dong_lon_o_tp_cn_tho
Sản xuất lúa trong cánh đồng lớn ở Cần Thơ

Qua nhiều năm triển khai mô hình cánh đồng lớn đã thực sự đem lại hiệu quả sản xuất, lợi nhuận của nông dân tăng thêm từ 3 - 5 triệu đồng/ha/vụ. Đặc biệt, nông dân không phải lo đầu ra vì được DN bao tiêu với giá từ bằng đến cao hơn thị trường từ 100 - 200 đồng/kg.

Theo Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ, mô hình cánh đồng lớn được thành phố triển khai xây dựng từ vụ HT 2011 với quy mô ban đầu chỉ 400ha tại huyện Vĩnh Thạnh, đến nay đã được mở rộng hầu khắp các địa phương có SX lúa, với diện tích trên 20.000ha/vụ. Theo kế hoạch cả năm 2019 thành phố sẽ gieo trồng lúa khoảng 238.318ha, riêng ở vụ ĐX 2018 – 2019 SX trên 81.000ha, trong đó 23.211ha SX theo mô hình cánh đồng lớn và được 16.349 hộ tham gia.

Bà Trần Thị Dung Em, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cờ Đỏ cho biết: Vụ lúa ĐX 2018 - 2019, toàn huyện xuống giống 23.426ha. Năm nay, thời tiết khá thuận lợi, tình hình dịch hại sâu bệnh tương đối, kết hợp lượng phù sa màu mỡ đã giúp nhà nông có một vụ mùa bội thu. Đối với nhiều nhà nông tham gia cánh đồng lớn, niềm vui thu hoạch lúa càng rộn ràng hơn. Vụ ĐX này toàn huyện Cờ Đỏ thực hiện hơn 11.770ha cánh đồng lớn, với sự tham gia của 12 Cty, DN đứng ra bao tiêu cho nông dân.

Ông Nguyễn Văn Xuân, Phó GĐ HTX An Xuân, xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ cho biết: Vụ ĐX năm nay HTX có hơn 20 thành viên, với diện tích canh tác hơn 429ha, tiếp tục liên kết SX lúa thơm Jasmine 85 theo đơn đặt hàng của DN. Tham gia mô hình, bà con có điều kiện ứng dụng đồng bộ các tiến bộ KH-KT vào SX, được DN cung cấp lúa giống và nhiều loại vật tư nông nghiệp đầu vào đến cuối vụ mới thanh toán nên giảm nhiều chi phí SX.

Theo ông Xuân, vụ ĐX năm nay năng suất gần 1 tấn/công, bán giá cao cho DN nên nông dân mừng lắm. Mấy năm trước thời tiết nắng mưa không ổn định, dịch hại, sâu bệnh nhiều bất lợi, nên năng suất lúa không được cao. Năm nay, thời tiết thuận lợi, phù sa nhiều nên lúa phát triển tốt. Sâu bệnh cũng giảm đáng kể, bà con chỉ xịt thuốc BVTV khoảng 2 lần nên giảm được nhiều chi phí.

Đa phần nông dân tham gia cánh đồng lớn được Cty thu mua giá cao hơn thị trường từ 100 - 200 đồng/kg. Riêng một số cánh đồng ở xã Thạnh Phú, Thới Xuân nhà nông ký hợp đồng đầu vụ với Cty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An với giá 5.400 và 5.450 đồng/kg. Tuy nhiên khi giá lúa tăng, Cty quyết định tăng giá thu mua cho bà con lên 5.600 và 5.650 đồng/kg.

16-02-44_nh_2_hien_ny_tp_cn_tho_sx_lu_huong_cht_luong_phuc_vu_xut_khu
Cần Thơ sản xuất lúa hướng chất lượng phục vụ xuất khẩu

Ông Nguyễn Ngọc Hè, GĐ Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ cho biết: Mô hình cánh đồng lớn đã phát huy hiệu quả, giúp nông tăng lợi nhuận, DN có nguồn nguyên liệu ổn định để XK. Bên cạnh đó ngành nông nghiệp thành phố còn xây dựng được mô hình "Cánh đồng sản xuất lúa sạch" với diện tích 10.000ha, có 6 HTX tham gia SX và gắn kết với 6 DN tiêu thụ. Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Cần Thơ đã triển khai nhiều đề tài, dự án, nhất là dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững, giúp nông dân áp dụng các biện pháp canh tác tốt, giảm chi phí và tăng thu nhập.

Theo Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thành Thống, lúa là cây trồng có lợi thế ở Cần Thơ và được đầu tư phát triển theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng.

Thành phố đang tập trung xây dựng vùng lúa chất lượng cao, liên kết theo cánh đồng lớn. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích đất lúa là 81.688ha, trong đó đất chuyên trồng lúa, cần được bảo vệ nghiêm ngặt 76.230ha và mở rộng diện tích lúa liên kết theo cánh đồng lớn đạt bình quân 40.000 ha/vụ.

Đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao KH-KT cho nông dân, xây dựng nhân rộng mô hình SX lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, đưa tỷ lệ diện tích sử dụng giống lúa chất lượng cao đạt lên trên 95% vào năm 2020.

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm