| Hotline: 0983.970.780

Phát triển kinh tế tập thể để kích cầu nông sản

Thứ Năm 09/06/2022 , 18:46 (GMT+7)

Nhờ kinh tế tập thể, nhiều sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng và đáp ứng được nhu cầu thị trương nước và quốc tế.

Trước những năm 2018, những sản phẩm miến dong Bắc Kạn được người tiêu dùng biết đến chỉ đếm trên đầu ngón tay, thị trường bó hẹp ở các thành phố lớn của miền Bắc và sôi động vào các dịp giáp Tết nguyên đán. Lý do là thời điểm đó, hầu như các cơ sở sản xuất theo hình thức hộ cá thể, ít đầu tư máy móc, làm theo hình thức thủ công nên chất lượng và sản lượng không đồng đều, phụ thuộc vào thời tiết.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, nói đến lĩnh vực sản xuất miến dong của Việt Nam, Bắc Kạn là tỉnh đứng đầu cả nước về chất lượng và sản lượng, được thể hiện bằng hàng chục sản phẩm OCOP. Có thể kể tới những sản phẩm nổi tiếng như miến dong Nhất Thiện, miến dong Triệu Thị Tá, miến dong Côn Minh,… trong đó nổi bật nhất là miến dong Tài Hoan, sản phẩm OCOP 5 sao và đã xuất khẩu được sang thị trường châu Âu.

Các hợp tác xã sản xuất miến dong bao tiêu sản phẩm củ dong riềng cho bà con nông dân ở huyện Na Rỳ. Ảnh: Công Hải

Các hợp tác xã sản xuất miến dong bao tiêu sản phẩm củ dong riềng cho bà con nông dân ở huyện Na Rỳ. Ảnh: Công Hải

Chị Nguyễn Thị Hoan, Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan cho biết, để đạt được kết quả như ngày hôm nay đã phải trải qua rất nhiều cố gắng, việc nâng cao thương hiệu bằng chất lượng, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm, nỗ lực tìm đầu ra trên thị trường, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên để làm được như vậy, cá nhân rất khó để làm được, chính vì vậy mà tôi đã kết hợp với những người thân để thành lập hợp tác xã Tài Hoan. Từ đó mới huy động được các nguồn lực đầu tư, sự hỗ trợ của các tổ chức và tiếp cận được các nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Không chỉ có vậy, thành lập được hợp tác xã thì chúng tôi mới có căn cứ để hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế, điều này nếu là hộ kinh doanh cá thể thì không thể thực hiện được.

Hợp tác xã Nhung Lũy trở thành đầu mối bao tiêu sản phẩm bí xanh thơm cho người dân ở huyện Ba Bể. Ảnh: Công Hải

Hợp tác xã Nhung Lũy trở thành đầu mối bao tiêu sản phẩm bí xanh thơm cho người dân ở huyện Ba Bể. Ảnh: Công Hải

Một sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng khác của tỉnh Bắc Kạn đó là bí xanh thơm Ba Bể, được trồng nhiều tại các xã Địa Linh, Yến Dương của huyện Ba Bể. Trước đây, người dân chỉ trồng để ăn chơi, một phần là bán cho khác qua đường hoặc người mua đi làm quà biếu. Sau đó người dân trồng nhiều hơn để bán tự phát, nhưng đầu ra không ổn định, phụ thuộc vào tư thương là chủ yếu, nên thường xuyên dẫn tới tình trạng được mùa, mất giá dù sản lượng không nhiều.

Tuy nhiên từ năm 2019 đến nay, tình trang này đã không còn xảy ra nữa, do ở các địa phương này đã thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết sản xuất và bán sản phẩm như HTX Bí xanh thơm Địa Linh, HTX Nhung Lũy, HTX Thanh Đức,… Vì vậy mà diện tích trồng bí xanh thơm của huyện Ba Bể vụ 2021 lên đến hơn 120ha, sản lượng đạt khoảng 5.000 tấn, tức là tăng gấp 2, 3 lần so với trước năm 2019 nhưng vẫn bán hết. Thị trường bí xanh thơm không còn bó hẹp nữa, mà đã xuất bán đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn xem các sản phẩm trưng bày của các hợp tác xã huyện Bạch Thông. Ảnh: Công Hải

Lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn xem các sản phẩm trưng bày của các hợp tác xã huyện Bạch Thông. Ảnh: Công Hải

Phải khẳng định, kinh tế tập thể đã giúp cho sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn ra thị trường được thuận lợi hơn, từ các hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, thương mại. Bên cạnh đó, kinh tế tập thể đã góp phần cho hàng ngàn lao động tại địa phương có việc làm và thu nhập ổn định.

Ông Bàn Văn Phóng- Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Bắc Kạn cho biết: Kinh tế tập thể đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, năm 2021 số HTX được thành lập mới là 83. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có hơn 300 HTX, tổng số lao động trong HTX là 1.605 người, tổng vốn điều lệ là 333 tỷ đồng.Trong đó, số HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là hơn 200 HTX, chiếm 70% số HTX hiện có. Doanh thu các HTX ước đạt 120,8 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 14 tỷ đồng. HTX đang là lòng cốt trong việc thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh, đưa sản phẩm nông nghiệp lên một tầm cao mới. Lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp được đánh giá mang lại hiệu quả cao.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...