Công trình nghiên cứu chuyển đổi ánh sáng cận hồng ngoại trở thành nguồn năng lượng hợp lý của nhóm các nhà nghiên cứu ở Viện Môi trường và Phát triển bền vững, thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc vừa được công bố trên tờ China Science Daily hôm nay. Kết quả nghiên cứu cũng được công bố trên tạp chí chuyên ngành điện Quản lý và Chuyển đổi Năng lượng.
Theo đó, các nhà khoa học đã phát triển một cấu trúc bao phủ nhà kính dựa trên nguyên lý phân tách quang phổ mặt trời.
Nghiên cứu cho thấy, loại ánh sáng có bước sóng từ 400 nanomet (nm) đến 780 nm, được cho là rất quan trọng để thúc đẩy quá trình quang hợp của cây trồng trong nhà kính. Tuy nhiên ánh sáng cận hồng ngoại, có bước sóng từ 780 nm đến 2.500 nm lại có rất ít đóng góp vào sự phát triển của thực vật, thậm chí còn có thể gây ra hiện tượng sốc nhiệt trong nhà kính.
Thử nghiệm được thực hiện cho thấy, mái nhà năng lượng mặt trời mới có thể truyền ánh sáng nhìn thấy được với công suất cả ngày là 40%, đồng thời chuyển đổi ánh sáng cận hồng ngoại thành điện năng, đảm bảo sự phát triển bình thường của các loại cây trồng trong nhà kính với ít vật liệu tiêu thụ làm mát hơn.
Nguồn điện do mái nhà mới tạo ra, với hiệu suất quang điện cả ngày là 6,88%, còn có thể cung cấp năng lượng cho hoạt động hàng ngày của nhà kính.