| Hotline: 0983.970.780

Phát triển nghề nuôi cá bớp biển tại Kiên Giang

Thứ Ba 09/07/2019 , 14:05 (GMT+7)

Mấy năm gần đây ngư dân ở các huyện đảo như Phú Quốc, Kiên Lương và Kiên Hải khá giả lên, đa số bà con đều sống bằng nghề nuôi cá bớp tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích ngư trường khá lớn trên 63.000 km2 với gần 200km bờ biển là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trổng thủy sản.
Tính đến cuối năm 2018 toàn tỉnh đã có gần 3.000 lồng bè nuôi cá các loại trên biển thu hoạch đạt sản lượng trên 1.400 tấn chủ yếu thả nuôi các loại cá mú, cá bớp tập trung chủ yếu trên vùng biển Phú Quốc và đảo Nam Du thuộc huyện Kiên Hải.
Mô hình nuôi cá bớp trong lòng bè trên biển được người dân chọn nuôi nhiều nhất so với các loại khác như cá bóng mú, bóng cọp, bóng sao và chim trắng…
Hiện nay ngành nông nghiệp Kiên Giang đã nhân tạo thành công con giống cá bớp để phục vụ cho ngư dân nuôi trên các huyện đảo.
Để không bị động nguồn con giống nhất là cá bớp người dân đã sử dụng con giống sinh sản nhân tạo đa phần nuôi đã đem lại hiệu quả cao.
Anh Phan Văn Lưu, ở ấp An Cư, xã An Sơn, huyện Kiên Hải có hơn 7 năm trong nghề nuôi cá bớp trên biển cho biết: Trước đây sống bằng nghề đánh bắt hay đi đánh cá mướn cho các chủ tàu khác, được ít vốn về đầu tư 9 lồng bè nuôi cá bớp khoảng 1.400 con.
Theo anh Lưu cá bớp nuôi trong vòng 9-10 tháng đạt trọng lượng 6-8kg/con.
Thức ăn của cá bớp chủ yếu là các loại cá con, cá tạp được đánh bắt ngoài thiên nhiên.
Để cá bớp nuôi cho năng suất cao, yếu tố quan trọng là nguồn con giống phải đảm bảo khỏe, giúp cá ít bệnh và nuôi mau lớn. Hiện cá bớp giống được bán giá từ 200.000 – 220.000 đồng/con.
Tuy nhiên hiện nay do nghề nuôi cá bớp phát triển mạnh trên biển mạnh chính vì vậy giá cá hiện nay bán tại bè cho thương lái từ 140.000 - 160.000 đồng/kg (tùy loại lớn nhỏ).
Theo người nuôi giá cá bớp hiện nay đang thấp và tiêu thụ chậm hơn so với nhiều tháng trước. Ở thời điểm đầu năm 2019, từ tháng 1 tháng 5 giá cá có lúc tăng lên trên 200.000 - 220.000 đồng/kg do xuất khẩu mạnh sang thị trường Trung Quốc.
9 bè nuôi cá bớp (bình quân 1 bè rộng 15m2) của gia đình anh Lưu mỗi năm cho thu nhập từ 250-300 triệu đồng.
Cá bớp là loài cá thịt ngon, bổ dưỡng rất được nhiều người ưa chuộng.
Hiện nay ngành nông nghiệp Kiên Giang đang đẩy mạnh phát triển mô hình nuôi cá biển công nghiệp sẽ tạo điều kiện để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế biển.

Xem thêm
Hàng trăm thú cưng 'đọ dáng' tại Sa Đéc

Kiểm soát an toàn thực phẩm bằng liên kết chuỗi. Bắc Kạn: Gấp rút hoàn thành 25 căn nhà cho người dân vùng sạt lở. Hà Nội: Biến cỏ tế thành sản phẩm thủ công bắt mắt. Hàng trăm thú cưng 'đọ dáng' tại Sa Đéc - Đồng Tháp.

Thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc với khoảng 1,4 tỷ dân có nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm. Động vật, các sản phẩm động vật của Việt Nam như sữa, tổ yến, thịt lợn… đều có cơ hội rất lớn xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, Trung Quốc lại là một thị trường khó tính, với các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, kiểm dịch và đặc biệt là chất lượng, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của Báo Nông nghiệp Việt Nam về vấn đề này.

Nhiệm kỳ IV Vinafruit - Cùng ngành rau quả vượt sóng lớn, đạt thành tích cao

Nhiệm kỳ IV, Vinafruit đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhưng Hiệp hội đã đồng hành cùng ngành rau quả đạt thành tích vượt bậc về xuất khẩu rau quả.

3.000 chậu địa lan sắp đưa đi tiêu thụ

Thời điểm này, 3.000 chậu địa lan của gia đình anh Đặng Văn Hưng ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã nở hoa đều và đẹp, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.