| Hotline: 0983.970.780

Phát triển vùng Tây Nguyên tương xứng với những tiềm năng, lợi thế

Thứ Năm 21/09/2023 , 16:10 (GMT+7)

Lâm Đồng Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ nhất được tổ chức nhằm đưa ra cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy những tiềm năng, lợi thế vùng Tây Nguyên.

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên đã đề xuất các cơ chế, chính sách để phát triển vùng Tây Nguyên tương xứng với những lợi thế, tiềm năng vốn có. Ảnh: VL.

Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên đã đề xuất các cơ chế, chính sách để phát triển vùng Tây Nguyên tương xứng với những lợi thế, tiềm năng vốn có. Ảnh: VL.

Ngày 20/9, tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), diễn ra Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ nhất. Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên, chủ trì.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Duy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong những năm trở lại đây, Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả to lớn, rất quan trọng như: GRDP bình quân đầu người năm 2022 gấp 11 lần so với năm 2002, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2002 - 2020 đạt gần 8%/năm và cao nhất so với các vùng.

Tuy nhiên, quy mô kinh tế vùng Tây Nguyên còn những hạn chế, yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế như: GRDP bình quân đầu người vẫn ở mức thấp nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội, chưa địa phương nào trong vùng tự cân đối được ngân sách, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp, giảm nghèo chưa bền vững, số hộ nghèo, cận nghèo lớn, nguy cơ tái nghèo còn cao; khoảng cách giàu - nghèo giữa các nhóm dân tộc chậm được thu hẹp.

Bên cạnh đó, tỉ lệ che phủ rừng giảm mạnh và không đạt mục tiêu đề ra; rừng tự nhiên suy giảm cả về diện tích và chất lượng. Nguồn nước có nguy cơ cạn kiệt, tình trạng khô hạn diễn biến thất thường. Giáo dục, đào tạo chuyển biến chậm; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động thấp. Liên kết nội vùng và liên vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức. Mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng thiếu và yếu, nhất là hạ tầng chiến lược (giao thông, y tế, giáo dục, hạ tầng số) chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển…

Để đạt được các mục tiêu chung cho vùng Tây Nguyên, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất 7 cơ chế, chính sách để các thành viên Hội đồng điều phối Vùng và các đại biểu tập trung phân tích, thảo luận, cho ý kiến để phát triển vùng Tây Nguyên tướng xứng với tiềm năng, lợi thế.

Trong đó, nghiên cứu các cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút, huy động hiệu quả nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng giao thông. Cho ý kiến về các chính sách phát triển kinh tế rừng, tạo động lực cho các thành phần kinh tế tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng; phát triển công nghiệp gắn với nông nghiệp; phát triển nguồn nhân lực, tăng thu nhập của cán bộ công chức, viên chức; giải quyết có hiệu quả đất ở, đất sản xuất cho người dân…

Xem thêm
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh chính sách tín dụng đối với lâm sản, thủy sản

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ động chỉ đạo các giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn, bảo đảm sản xuất, thúc đẩy, tiêu thụ, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Siết chặt khai thác nước ngầm, bảo vệ 'túi' nước ngọt ở ĐBSCL

Nước ngầm - nguồn nước ngọt dự trữ lớn cho ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Giải pháp lâu dài kiểm soát, ngăn chặn khai thác nước ngầm cần được tính toán.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).