| Hotline: 0983.970.780

Phế tích thời Pháp đẹp như tranh giữa Vườn Quốc gia Ba Vì

Chủ Nhật 02/05/2021 , 15:52 (GMT+7)

Với Melia Ba Vi Mountain Retreat, có thể tin tưởng, hơn 200 phế tích người Pháp để lại từ hàng trăm năm trước, giữa Vườn Quốc gia Ba Vì, sẽ "thức dậy" và tỏa sáng.

Vườn Quốc gia Ba Vì - lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: BK.

Vườn Quốc gia Ba Vì - lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: BK.

Vườn Quốc gia Ba Vì được đánh giá là một tài nguyên quý hiếm của thiên nhiên và lịch sử để lại cho nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Ở nơi đây, nhiệt độ trung bình quanh năm chỉ 23,4 độ C, cảnh quan từ những điểm cao ở Đỉnh Vua (1.296m), Đỉnh Tản Viên (1.081m), Đỉnh Ngọc Hoa (1.131m)…đã ưu ái cho Ba Vì trở thành nơi lý tưởng để đầu tư các dự án nghỉ dưỡng.

Ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển, vượt lên một đoạn dốc cao và khúc cua tay áo là khu phế tích gồm nhà thờ, những biệt thự nghỉ mát hoang sơ tuyệt đẹp. Bây giờ khu nhà thờ chỉ còn lại cái khung với bức tường được phủ rong rêu thời gian. Hình ảnh giáo đường âm u giữa cỏ cây khiến cảnh vật như được phủ lên một mầu hoài cổ xa xăm. Ảnh: BK.

Ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển, vượt lên một đoạn dốc cao và khúc cua tay áo là khu phế tích gồm nhà thờ, những biệt thự nghỉ mát hoang sơ tuyệt đẹp. Bây giờ khu nhà thờ chỉ còn lại cái khung với bức tường được phủ rong rêu thời gian. Hình ảnh giáo đường âm u giữa cỏ cây khiến cảnh vật như được phủ lên một mầu hoài cổ xa xăm. Ảnh: BK.

Giá trị của Ba Vì còn là văn hóa, lịch sử đặc biệt, sự tồn tại của khoảng 200 phế tích của một khu đô thị và nghỉ dưỡng đã được hình thành trên 80 năm. Các công trình văn hóa, tâm linh như Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Vua, Tháp Báo Thiên, Đền Thượng trên đỉnh núi Tản Viên, cùng với các địa danh như Ao Vua, Khoang xanh, K9, Suối Tiên ở chân núi làm cho toàn bộ khu vực này trở thành khu du lịch đa dạng, hấp dẫn…

Vẻ đẹp của những phế tích Pháp hàng trăm năm giữa Vườn Quốc gia Ba Vì. Ảnh: BK.

Vẻ đẹp của những phế tích Pháp hàng trăm năm giữa Vườn Quốc gia Ba Vì. Ảnh: BK.

Với nguyên tắc, bảo tồn để phát triển – phát triển để bảo tồn”, Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Tập đoàn Melia Hotels International hiện đang bàn về vấn đề Phát huy giá trị phế tích tại Vườn Quốc gia Ba Vì.

Căn cứ vào những gì mà giai đoạn I dự án đã thực hiện tại Melia Ba Vi Mountain Retreat, hoàn toàn có thể tin tưởng Melia Hotels International sẽ “đánh thức” Ba Vì xứng đáng với tiềm năng mà tạo hóa và lịch sử đã ban tặng.

Những biệt thự Pháp được phục dựng hài hòa với thiên nhiên. Ảnh: BK.

Những biệt thự Pháp được phục dựng hài hòa với thiên nhiên. Ảnh: BK.

Cốt 600m vốn được coi là đặc khu quân sự của Pháp giờ đẹp như thơ với sự xuất hiện của Melia Ba Vi Mountain Retreat.

Những công trình mới của khu nghỉ dưỡng được đặt lại trên chính nền một số biệt thự nghỉ dưỡng của Pháp trước đây, mặc dù chỉ là cải tạo, nâng cấp nhưng vẫn cố tình khoe ra quy hoạch bài bản mang dấu ấn Pháp. Hầu hết các công trình trong khu nghỉ dưỡng này nép mình một cách khiêm nhường vào thiên nhiên.

Có thể nói, giải pháp kiến trúc hài hòa với thiên nhiên và cảnh quan núi rừng tại cốt 600 đã phần nào khơi dậy một giải pháp khả thi cho việc bảo tồn và phát triển phế tích. Ảnh: BK.

Có thể nói, giải pháp kiến trúc hài hòa với thiên nhiên và cảnh quan núi rừng tại cốt 600 đã phần nào khơi dậy một giải pháp khả thi cho việc bảo tồn và phát triển phế tích. Ảnh: BK.

Những bước đi đầu tiên của các nhà đầu tư trong dự án bảo tồn và khai thác các phế tích cũ tại Ba Vì được giới khoa học nhìn nhận là đúng hướng. Vừa giữ được các dấu tích của dự án nguyên bản của người Pháp, đồng thời khai thác đúng với mục tiêu quy hoạch ban đầu của nó là phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng.

Sự ứng xử trân trọng của chủ đầu tư đối với thiên nhiên đã được các chuyên gia, nhà nghiên cứu đánh giá là phù hợp, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Ảnh: BK.

Sự ứng xử trân trọng của chủ đầu tư đối với thiên nhiên đã được các chuyên gia, nhà nghiên cứu đánh giá là phù hợp, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Ảnh: BK.

Khu du lịch sinh thái Melia Ba Vì được xây dựng trên nền phế tích di sản lịch sử do người Pháp để lại với cao độ 400 – 600 – 700 – 800 – 1.000m, trong đó, các công trình dịch vụ, khách sạn nghỉ dưỡng chủ yếu nằm tại cao độ 600 - 800m theo cách ứng xử khá khiêm nhường với kiến trúc lịch sử và cảnh quan thiên nhiên.

Những công trình thể hiện sự khiêm nhường trước thiên nhiên của Melia Ba Vì đang 'đánh thức người đẹp ngủ giữa rừng Ba Vì'. Ảnh: BK.

Những công trình thể hiện sự khiêm nhường trước thiên nhiên của Melia Ba Vì đang "đánh thức người đẹp ngủ giữa rừng Ba Vì". Ảnh: BK.

Với tổng diện tích nghiên cứu dự án khoảng 70,42 ha, Melia Ba Vì vẫn chủ yếu thừa hưởng các yếu tố tự nhiên của tổng thể khu vực và yếu tố vật chất thuộc về di sản lịch sử, các phế tích…

Cụ thể, tại cao độ 400m là khu quy hoạch của người Pháp có diện tích khoảng 21ha với số lượng 29 công trình. Cao độ 600 - 700m rộng 54ha, với số lượng 70 công trình, trong đó một số di tích chỉ còn lại nền móng. Cao độ 800m, diện tích quy hoạch cũ chiếm khoảng 10ha, với số lượng 16 công trình. Cao độ 1.000m, diện tích quy hoạch cũ chiếm khoảng 10ha, với số lượng khoảng 16 công trình. 

Dự án Melia ở Ba Vì vừa bảo tồn vừa phát huy được giá trị các phế tích, được giới chuyên môn đánh giá cao. Ảnh: BK.

Dự án Melia ở Ba Vì vừa bảo tồn vừa phát huy được giá trị các phế tích, được giới chuyên môn đánh giá cao. Ảnh: BK.

Giới kiến trúc sư cho rằng Tập đoàn Melia có cách thức tiếp cận khá khéo léo và tinh tế giữa yếu tố tự nhiên và nhân tạo, thể hiện sự khiêm nhường với những gì vốn có tại đây, đặc biệt là về khía cạnh ứng xử với cảnh quan. 

Nhìn chung, cảnh quan khu vực Melia Ba Vì có hiện trạng cảnh quan nguyên bản và được tác động khá tốt, các góc nhìn sinh thái được chú trọng, không phá vỡ quy luật sinh trưởng của tự nhiên. Một số giải pháp thiết kế cảnh quan khá tinh tế, phù hợp với địa phương… Ảnh: BK.

Nhìn chung, cảnh quan khu vực Melia Ba Vì có hiện trạng cảnh quan nguyên bản và được tác động khá tốt, các góc nhìn sinh thái được chú trọng, không phá vỡ quy luật sinh trưởng của tự nhiên. Một số giải pháp thiết kế cảnh quan khá tinh tế, phù hợp với địa phương… Ảnh: BK.

Theo PGS.TS Đặng Văn Bài, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, tất cả các hoạt động của con người liên quan tới vùng rừng núi Ba Vì đều phải lưu ý tới ba đặc trưng nổi bật nhất gồm: Cảnh quan sinh thái của một danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong cả nước. Không gian văn hóa - tâm linh gắn với hình ảnh của một “Anh hùng văn hóa” linh thiêng – Tản Viên Sơn Thánh. Vườn Quốc gia Ba Vì – lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội.

Vẫn còn rất nhiều phế tích người Pháp ở giữa rừng Ba Vì cần được 'đánh thức' để phát huy đúng tiềm năng và giá trị mà thiên nhiên và lịch sử đã ban tặng cho vùng đất này. Ảnh: BK. 

Vẫn còn rất nhiều phế tích người Pháp ở giữa rừng Ba Vì cần được "đánh thức" để phát huy đúng tiềm năng và giá trị mà thiên nhiên và lịch sử đã ban tặng cho vùng đất này. Ảnh: BK

“Quan điểm hiện tại, bảo tồn di sản văn hóa phải phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững. Di sản đến từ quá khứ nhưng phải gắn với hiện tại, đáp ứng tốt nhu cầu của con người. Tạo lập sự cân bằng động giữa bảo tồn và phát triển, giữa văn hóa và môi trường thiên nhiên là là đích phải hướng tới. Bảo tồn di sản để tạo cơ hội tưởng thụ và sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới. Con người không bao giờ chấp nhận nguyên tắc bảo tồn đông cứng”, PGS.TS Đặng Văn Bài nói.

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh

YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.