| Hotline: 0983.970.780

Đánh thức Ba Vì là sứ mệnh của con người với thiên nhiên

Thứ Ba 04/05/2021 , 06:35 (GMT+7)

Đánh thức Ba Vì, nếu cứ suy nghĩ bảo tồn di sản theo lối thông thường thì nó sẽ mãi mãi bị chôn vùi, hoang sơ, tàn lụi.

Cần lối tư duy mới để đánh thức Ba Vì. Ảnh: HA.

Cần lối tư duy mới để đánh thức Ba Vì. Ảnh: HA.

Vừa đậm phong cách Pháp vừa phù hợp với Việt Nam

Từ nhiều năm trước, giới nghiên cứu quy hoạch ở Việt Nam đã xác định, Ba Vì là dãy núi rất quan trọng trong bố cục quy hoạch của Thủ đô Hà Nội. Việc kết nối không gian tâm linh của núi Tản Viên với không gian đô thị lịch sử Hà Nội nghìn năm rất có ý nghĩa trong việc tạo dựng trục không gian kết nối.

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, huyện Ba Vì nằm trong khu vực hành lang xanh, khuyến khích phát triển các hoạt động du lịch, phát triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp...

Ba Vì cũng được quy hoạch khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các vùng đa dạng sinh thái, các vùng nông nghiệp năng suất cao. Phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chung cho toàn đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị...

Với Vườn Quốc gia Ba Vì, đây không chỉ là “lá phổi xanh” của vùng Hà Nội mà còn mang những giá trị văn hóa, tâm linh, đặc biệt núi Ba Vì vẫn được coi là ngọn núi Tổ của Việt Nam.

Có lẽ chính vì vậy, khi Tập đoàn Melia Hotels International đầu tư nhằm phát huy giá trị các phế tích ở Vườn Quốc gia Ba Vì đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia đầu ngành, đặc biệt là trong các lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, bảo tồn...

Vườn Quốc gia Ba Vì - lá phổi xanh vùng Thủ đô. Ảnh: HA.

Vườn Quốc gia Ba Vì - lá phổi xanh vùng Thủ đô. Ảnh: HA.

Qua nghiên cứu tài liệu và khảo sát thực địa những phế tích các công trình người Pháp đã xây dựng không chỉ riêng ở Ba Vì mà nhiều nơi khác như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), Đà Lạt (Lâm Đồng)... gần như tất cả các chuyên gia đều phải thừa nhận: Từ hàng trăm năm trước, người Pháp thực sự đã rất tài tình và rất tinh tế khi quy hoạch chi tiết, xây dựng các công trình vừa mang đậm phong cách kiến trúc Pháp nhưng lại vừa được điều chỉnh phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Đối với Ba Vì, theo Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nói rằng, người Pháp đã khảo sát, nghiên cứu đầy đủ và chuẩn mực để có một quy hoạch phù hợp nhất.

“Đặc biệt, những khu nghỉ dưỡng được quyết định xây dựng ở độ cao 400m, 600m, 700m, 800m và 1.000m, nhằm kết nối Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng trên dãy núi Ba Vì linh thiêng đều có quy hoạch rất chi tiết trên bản đồ địa hình, được đo đạc, lựa chọn trên từng đường đồng mức của địa hình để bố trí các công trình phù hợp”, kiến trúc sư Trần Ngọc Chính trầm trồ trong chuyến khảo sát các phế tích giữa non thiêng núi Tản.

Còn theo Kiến trúc sư Lê Thành Vinh, nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, các dấu tích kiến trúc thời thuộc Pháp tại khu vực cốt 600 - 800 ở lưng chừng núi Ba vì là minh chứng cho những nỗ lực thâm nhập, chăm sóc và chung sống của con người với thiên nhiên vùng rừng núi trong một giai đoạn lịch sử. Các phế tích này là những dấu tích quan trọng của di sản quy hoạch, kiến trúc vùng núi rừng đặc trưng thời thuộc Pháp.

May mắn thay, theo các chuyên gia, Melia Ba Vi Mountain Retreat là dự án được tạo dựng bằng kiến trúc có quan tâm đến không gian cảnh quan và có hình thức kiến trúc phù hợp, không phục dựng lại kiến trúc Pháp cũ nhưng cũng không hẳn là làm mới. Kế thừa được những tinh hoa của lối quy hoạch lấy thiên nhiên làm tài nguyên nhưng đồng thời cũng phát huy thêm, tôn vinh thêm vẻ đẹp, giá trị cốt lõi là thiên nhiên.

Melia mà phong cách tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên. Ảnh: HA.

Melia mà phong cách tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên. Ảnh: HA.

Đánh thức Ba Vì là trách nhiệm của thế hệ

Alvaro Paredes, một trong những kiến trúc sư phục dựng các phế tích Pháp trên núi Ba Vì để thực hiện dự án Melia Ba Vì Mountain Retreat đã chia sẻ: Ngay khi đến Ba Vì, điều đầu tiên cảm nhận được đó là một nơi rất khác biệt với rất nhiều dấu ấn lịch sử không chỉ trên các công trình mà còn ở không gian nơi đây.

Ngay lập tức chúng tôi đã có suy nghĩ phải bảo tồn được bởi lẽ đây chính là giá trị cốt lõi, là linh hồn của dự án. Sự giàu đẹp và phong phú của các công trình lịch sử nơi đây, không chỉ là ở các phế tích, mà bạn còn thấy cả một câu chuyện lịch sử, văn hóa của người Pháp khi họ ở Việt Nam đầu thế kỷ trước.

Vì thế, câu hỏi đầu tiên đặt ra cho một nhà thiết kế như tôi đó là chúng ta muốn thấy nơi này trông ra sao? Chúng ta muốn thiết kế như thế nào và sẽ làm gì với những thứ sẵn có ở đây?

Vẻ đẹp mang giá trị lịch sử của những phế tích ở Ba Vì. Ảnh: HA.

Vẻ đẹp mang giá trị lịch sử của những phế tích ở Ba Vì. Ảnh: HA.

“Đây là một nơi không giống nơi nào ở Việt Nam. Do đó câu trả lời rất rõ ràng cho chúng tôi là phải bảo tồn nơi này và phát huy các phế tích một cách hài hòa, phải để mọi người có thể chiêm ngưỡng các công trình trước đây. Tôi nghĩ, Ba Vì thực sự là một cơ hội tốt để tạo ra một nơi nghỉ dưỡng tuyệt vời, chứ không chỉ là một công cụ kinh doanh”, Alvaro Paredes nói.

Với phương châm “Bảo tồn để phát triển- Phát triển để bảo tồn”, các chuyên gia đánh giá,  Melia Ba Vì Mountain Retreat đang phát huy giá trị thương hiệu của mình, đã nghiên cứu toàn diện từ quy hoạch, từ tổ chức không gian đến các giải pháp phát huy hiệu quả các phế tích Pháp tại khu nghỉ Ba Vì để tôn tạo theo hướng kiến trúc xanh, thông minh phù hợp với yêu cầu phục vụ tốt nhất, văn minh hiện đại nhưng vẫn phải gìn giữ được bản sắc kiến trúc nguyên bản một cách có chọn lọc...

Tuy nhiên, để “người đẹp” được “đánh thức” thực sự vẫn cần một quy hoạch tổng thể. Từ giao thông, nguồn nước, môi trường... đặc biệt là về quản lý và phát triển dự án.

Vườn Quốc gia Ba Vì nằm trong dãy núi Ba Vì được chia thành 3 cấp độ quản lý, trong đó, từ cao độ 400- 1.200 là rừng nguyên sinh được bảo vệ đặc biệt cấp Quốc gia nên những chuyên gia nghiên cứu cho rằng cần phải xem xét về góc độ quản lý thuộc Bộ NN-PTNT trong công tác quản lý từng khu du lịch.

Các hoạt động bảo tồn, tôn tạo hay xây dựng bổ sung cần đảm bảo những nguyên tắc quan trọng là tuân thủ hệ thống các quy hoạch liên quan đã được phê duyệt về xây dựng, lâm nghiệp, giao thông, bảo vệ môi trường…

Không phá vỡ hay tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, cảnh quan, thiên nhiên. Tôn trọng các tư liệu, dấu tích lịch sử, văn hóa và đảm bảo tính khoa học trong các lĩnh vực bảo tồn, phát triển kinh tế, xã hội.

“Để tuân thủ những nghiên tắc này, cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng và những bước đi thận trọng. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng đây là việc có tính thực tế và khả thi. Những gì đã làm trong giai đoạn 1 của Melia Ba Vì Mountain Retreat có thể coi là những thử nghiệm thành công, có thể từ đó rút ra những bài học để áp dụng và phát huy tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo”, Kiến trúc sư Lê Thành Vinh khẳng định phải thực hiện điều đó như một trách nhiệm của thế hệ và sứ mệnh của con người với thiên nhiên vĩ đại và thiêng liêng.

Ông Cao Chí Công, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp đánh giá, dự án Melia Ba Vi Mountain Retreat trong giai đoạn I đã quy hoạch chi tiết việc xây dựng 55 công trình và đã triển khai đúng theo quy định của pháp luật.

Theo ông Công, chủ đầu tư đã thuê môi trường rừng của Vườn Quốc gia Ba Vì diện tích 60 ha, quá trình thự hiện dự án, độ che phủ rừng không những không mất đi thậm chí còn tăng lên. Việc xây dựng phục hồi các phế tích cũng không làm ảnh hưởng môi trường sinh thái của Vườn Quốc gia Ba Vì đồng thời tạo ra cảnh quan rất đẹp.

Xem thêm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Đây cũng là lần đầu tiên một Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam tham dự trực tiếp các phiên họp cấp cao tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Triển khai các quy định mới về điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản

Cần Thơ Buổi tập huấn góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các doanh nghiệp xung quanh các quy định mới về sản xuất thức ăn và bảo vệ môi trường thủy sản.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

DT Group chung tay ủng hộ đồng bào Yên Bái bị ảnh hưởng bão số 3

DT Group đã trao 525 triệu đồng gồm quà và tiền mặt cho đồng bào tỉnh Yên Bái bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng bão số 3 gây ra.