| Hotline: 0983.970.780

Đánh thức Ba Vì - Không phải cứ bảo tồn là không được làm gì

Thứ Năm 06/05/2021 , 07:10 (GMT+7)

Với những phế tích mang giá trị di sản giữa Vườn Quốc gia Ba Vì, đầu tư thái quá tất nhiên là không đúng nhưng theo các chuyên gia, không thể cứ để yên.

Những phế tích Pháp mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử ở Ba Vì. Ảnh: CĐT.

Những phế tích Pháp mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử ở Ba Vì. Ảnh: CĐT.

Từ tư duy của các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải đến một Ba Vì tâm linh

Khi Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Tập đoàn Melia Hotels International tổ chức bàn về vấn đề Phát huy giá trị phế tích tại Vườn Quốc gia Ba Vì, sau những luận bàn, phân tích, cuối cùng các chuyên gia đã đưa ra các giải pháp theo 5 hướng:

Phục dựng, chỉnh trang những không gian văn hóa - kiến trúc Pháp nguyên bản trên nền phế tích cũ. Tạo lập không gian kiến trúc mới kết hợp với nền phế tích cũ một cách hài hòa, hữu cơ với khung cảnh thiên nhiên. Giữ nguyên những phế tích với cây cổ thụ ôm cuốn trên tường. Xây dựng công trình mới bên cạnh phế tích cũ để tăng tính tương phản nhằm tô điểm cho quá khứ- hiện tại. Đầu tư, nâng cấp cảnh quan thiên nhiên một cách có nội dung, có quy hoạch...

Từng có những may mắn được nghe nhiều lãnh đạo quốc gia trăn trở với những phế tích Pháp trên núi Ba Vì, nhà báo Quốc Phong, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thanh niên bày tỏ: Đã tới lúc chúng ta nên suy nghĩ về tư duy rất mới, đậm tính thời sự của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Không phải cứ bảo tồn là không được làm gì. Bảo tồn là để phục vụ con người, miễn là sự khai thác đó đảm bảo bền vững và không can thiệp vào tài nguyên.

Vẻ đẹp của những phế tích Pháp ở Ba Vì từng khiến các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải trăn trở. Ảnh: CĐT.

Vẻ đẹp của những phế tích Pháp ở Ba Vì từng khiến các Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải trăn trở. Ảnh: CĐT.

Quan điểm trên của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi nói về những phế tích ở Vườn Quốc gia Ba Vì vẫn thường được Giáo sư Nguyễn Tấn Vạn, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện là Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhắc lại nhiều lần.

Trong những câu chuyện của ông Vạn, sinh thời, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã mấy lần lên thăm Vườn Quốc gia Ba Vì và trực tiếp khảo sát những dấu tích về thị trấn Pháp, về khu nghỉ dưỡng mà người Pháp để lại. Chính ông Vạn chứng kiến thái độ ngỡ ngàng của Thủ tướng trước vẻ đẹp thiên nhiên đầy hoang sơ và rất huyền bí giữa rừng già Ba Vì.

“Thủ tướng thầm khen tầm nhìn của người Pháp, đầu những năm 30 của thế kỷ 20 mà sao đã sớm phát hiện ra khu rừng đặc biệt và đã biến nơi này thành khu du lịch cho các sĩ quan thực dân hưởng thụ, thành một thị trấn nhỏ trên núi cao. Những phế tích trên bình độ 400m, 600m và 800m của núi Ba Vì đầy huyền ảo lại càng làm Thủ tướng Võ Văn Kiệt thêm ước mong xen lẫn nuối tiếc trước một phế tích để hoang”.

Giáo sư Vạn vẫn thường kể  lại như vậy và nhớ lời ông Võ Văn Kiệt đại ý rằng: Không phải cứ bảo tồn là không được làm gì. Bảo tồn là để phục vụ con người, miễn là sự khai thác đó đảm bảo bền vững và không can thiệp vào tài nguyên...

Qua những câu chuyện Giáo sư Vạn kể, cộng với những chứng kiến của nhà báo Quốc Phong, thì ra, từ khá lâu, những bậc tiền nhân lãnh đạo đất nước đã có những sự quan tâm đối với giá trị của những phế tích ở Vườn Quốc gia Ba Vì, nhưng hoặc là chưa gặp được cơ duyên, hoặc vì điều kiện nào đó đã khiến “giấc ngủ” của “người đẹp” trong rừng Ba Vì vẫn chưa bị đánh thức.

Không phải cứ bảo tồn là không được làm gì. Ảnh: CĐT.

Không phải cứ bảo tồn là không được làm gì. Ảnh: CĐT.

Thủ tướng kế nhiệm ông Võ Văn Kiệt là ông Phan Văn Khải cũng đã từng đi cùng Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng lên Vườn Quốc gia Ba Vì và có những trăn trở với di sản mà người Pháp để lại.

Trong lúc thả bộ giữa rừng già, giữa những phế tích người Pháp xây dựng đã bị rong rêu phủ kín, ông Phan Văn Khải nói: Cảnh quan nơi này quá đẹp. Nên phục hồi lại du lịch nghỉ dưỡng của Pháp xây dựa trên cơ sở bảo tồn môi trường rừng.

Thậm chí, theo nhà báo Quốc Phong, Thủ tướng Phan Văn Khải đã từng có ý chọn chỗ cạnh nhà biệt thự cũ của vua Bảo Đại ở bình độ 400m để làm nhà công vụ của Chính phủ, nhưng sau đó vì nhiều lý do nên Chính phủ cũng chưa có điều kiện triển khai.

Nhà thờ đá trên núi Ba Vì. Ảnh: CĐT.

Nhà thờ đá trên núi Ba Vì. Ảnh: CĐT.

Cũng theo ông Quốc Phong, những năm gần đây, vào dịp giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh (21/7 âm lịch) nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội vẫn thường lên Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh Tản Viên sơn để thắp hương dâng lên Người. Còn đối với dân tộc Việt Nam, Ba Vì chính là mảnh đất rất linh thiêng của trời đất, là nơi có Đền thờ Đức Thánh Tản gắn với truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh của dân tộc.

Có lẽ vì thế mà Vườn Quốc gia Ba Vì hôm nay đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh kết hợp về nguồn, nghỉ dưỡng vô cùng hấp dẫn du khách. Vào những ngày lễ, ngày sinh, ngày giỗ của Bác Hồ, du khách đến càng nhiều, có lúc còn tắc nghẽn cả đường đi.

Đó là một điều đáng mừng. Song để tạo sự hấp dẫn hơn cho cả vùng du lịch tâm linh này có lẽ cần cho xây dựng thêm nhiều các biệt thự nghỉ dưỡng trên nền biệt thự cũ và có kiến trúc cổ xưa với một tỷ lệ hài hòa.

Rõ ràng, phát triển tiềm năng Ba Vì là nhiệm vụ gần như bắt buộc, vấn đề là bằng cách như thế nào mà thôi.

Hãy ứng xử với Ba Vì như người Pháp

Nhiều người đã phải thốt lên như vậy khi được tiếp cận với những tư liệu thể hiện tầm nhìn và sự trân trọng với thiên nhiên Ba Vì của những người tạo ra thị trấn Pháp, khu nghỉ dưỡng và nhiều công trình khác cách đây hàng thế kỷ.

Những tài liệu về Ba Vì thể hiện, ngay từ khi đặt chân đến Ba Vì, chứng kiến tình trạng phá rừng làm rẫy trong nhiều năm khiến những dãy núi ngang độ cao 600m trở xuống ở Ba Vì rơi vào cảnh hết rừng, người Pháp đã cho lập 320ha vườn ươm tại Đá Chông, Ba Vì để phục vụ việc trồng lại rừng trên núi.

Năm 1931, người Pháp thành lập Khu bảo tồn rừng Ba Vì rộng 6.500ha và triển khai ngay việc trồng lại rừng. Hơn 300.000 cây được đưa từ các vườn ươm ở Đá Chông lên để phủ xanh 150ha với mật độ 2.000 cây trồng/ha.

Tín hiệu khả thi để đánh thức Ba Vì. Ảnh: CĐT.

Tín hiệu khả thi để đánh thức Ba Vì. Ảnh: CĐT.

Với mục đích bảo tồn rừng, bảo vệ môi trường sinh thái để đặt vào lòng nó một khu nghỉ mát lý tưởng gần Hà Nội, trong tất thảy các văn bản liên quan đến quy hoạch, xây dựng khu nghỉ dưỡng trên núi Ba Vì sau này, người Pháp đều nhấn mạnh việc bảo tồn rừng, nghiêm cấm chặt phá cây, săn bắn, phá huỷ môi trường. Phải coi thiên nhiên là “đặc sản” tại khu nghỉ dưỡng này.

Các công trình xây dựng tại Ba Vì gần 100 năm trước đều phải tuân thủ nguyên tắc hài hoà với cảnh quan, môi trường. Không có sự tùy hứng nào về ý tưởng thiết kế được phép tồn tại ở đây. Tất cả phải tuân theo những nguyên tắc bắt buộc để đạt được các yếu tố thẩm mỹ tổng thể cho khu nghỉ mát. Mặt khác, các công trình nghỉ mát cũng đạt được ở mức cao nhất hài hòa với thiên nhiên, cảnh quan.

Trong quá trình thi công, chính quyền có thể tiến hành thanh tra để xem công trình xây dựng có phù hợp với quy hoạch, bản vẽ và những chỉ dẫn liên đến tiêu chí của vật liệu theo kế hoạch đã được thông qua hay không. Trường hợp công việc thi công không đúng với những cam kết chủ công trình sẽ bị tước quyền sở hữu.

Nhà báo Chu Thị Thu Hằng, Tổng Biên tập Báo Văn hóa kể: Năm 2009, ông Richard Canu, kiến trúc sư người Pháp được mời đến núi Ba Vì nhằm đánh thức các phế tích tại cốt 600m. Chạm tay vào từng viên gạch, hoa văn ở phế tích; vẽ lại trong sự tưởng tượng của mình những biệt thự trong quá khứ, Richard Canu thốt lên: Quá ấn tượng!

Ấn tượng mà Richard Canu nói đến chính là sự hài hoà giữa thiên nhiên và công trình kiến trúc trên núi với độ lùi cả trăm năm. Với tư duy và góc nhìn của một kiến trúc sư, Richard Canu đã cảm nhận sự giao hòa và cộng hưởng về ý tưởng thẩm mỹ của hai thế hệ ở hai đầu thế kỷ.

Sự giao hoà ấy là nguồn cội nảy sinh trong ông những ý tưởng kiến trúc độc đáo, lãng mạn và giàu ý nghĩa trong tương lai. Với điểm tựa lấy thiên nhiên làm gốc, coi rừng nguyên sinh là đặc sản, Richard Canu cùng với các kiến trúc sư của Việt Nam đã bước đầu cải tạo một số phế tích tại điểm cao 600m theo đúng sơ đồ quy hoạch cũ mà người Pháp để lại.

Phế tích Pháp được phục dựng đẹp như mơ ở Ba Vì. Ảnh: CĐT.

Phế tích Pháp được phục dựng đẹp như mơ ở Ba Vì. Ảnh: CĐT.

Cốt 600m vốn được coi là đặc khu quân sự của Pháp giờ đẹp như thơ với sự xuất hiện của Melia Ba Vi Mountain Retreat.

Những công trình mới của khu nghỉ dưỡng được đặt lại trên chính nền một số biệt thự nghỉ dưỡng của Pháp trước đây, mặc dù chỉ là cải tạo, nâng cấp nhưng vẫn cố tình khoe ra quy hoạch bài bản mang dấu ấn Pháp. Hầu hết các công trình trong khu nghỉ dưỡng này nép mình một cách khiêm nhường vào thiên nhiên.

Những bước đi đầu tiên của các nhà đầu tư trong dự án bảo tồn và khai thác các phế tích cũ tại Ba Vì được giới khoa học nhìn nhận là đúng hướng. Đó là giữ được các dấu tích của dự án nguyên bản của người Pháp, đồng thời khai thác đúng với mục tiêu quy hoạch ban đầu của nó là phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng. Có thể nói, giải pháp kiến trúc hài hòa với thiên nhiên và cảnh quan núi rừng tại cốt 600 đã phần nào khơi dậy một giải pháp khả thi cho việc bảo tồn và phát triển phế tích.

Những lời giải của thế giới

Phân tích về giải pháp phát huy các phế tích để phát triển du lịch mà vẫn bảo vệ được môi trường, Tổng Biên tập Báo Văn hóa, bà Chu Thị Thu Hằng cho rằng, trên thế giới bài toán này đã có lời giải rất phổ biến và hiệu quả.

Họ đã phát triển, cải tạo các phế tích cũ để thu hút cộng đồng đến hưởng thụ và tìm hiểu trực quan những dấu ấn của lịch sử, văn hóa. Đó là một cách làm thiết thực để quá khứ không còn chỉ nằm trên giấy.

Đơn cử, tại Ấn Độ, trên nền kiến trúc đổ nát của pháo đài có từ thế kỷ 14 trên dãy Himalaya, ông Aman Nath, một doanh nhân đã phối hợp với người bạn của mình là một doanh nhân trong lĩnh vực ngân hàng người Pháp, nhập quốc tịch Ấn Độ “đánh thức” phế tích này, biến nó thành chuỗi khách sạn thu hút đông đảo khách du lịch trong 2 thập kỷ qua.

Hay Machu Picchu thành phố trung tâm của nền văn minh Inca cổ đại, với những phế tích cổ xưa được xây dựng theo lối kiến trúc inca cổ xưa, tường xây bằng đá trên cảnh quan kiểu bậc thang, được phát hiện năm 1911. Nơi này hiện là một trong những điểm du lịch hàng đầu ở Peru và được xem là một trong những nơi tuyệt vời nhất thế giới mà bất cứ khách du lịch nào cũng muốn ghé qua...

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

  • Cây mang quần áo, sách vở đến miền đất khó
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:00

    Mỗi lần ngắt từng hạt đỏ đỏ, xinh xinh xuống, vị trưởng bản huyện Sốp Cộp lại như chạm vào kỷ niệm của một ngày chưa xa.

Xem thêm
Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn, Vĩnh Long có vi phạm, khuyết điểm

Đó là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau Kỳ họp thứ 52, tổ chức từ ngày 9 đến 11/12, do ông Trần Cẩm Tú chủ trì tại Hà Nội

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Ô tô kinh doanh chở trẻ mầm non, học sinh phải sơn vàng đậm

Bắt đầu từ 1/1/2025, Nghị định 151/2024/NĐ-CP bắt buộc thi hành điều này đối với xe ô tô kinh doanh vận tải, căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.