| Hotline: 0983.970.780

Philippines cảnh báo Trung Quốc sắp lập ADIZ trên Biển Đông

Thứ Sáu 03/10/2014 , 07:56 (GMT+7)

Một số quan chức an ninh cao cấp của Philippines lên tiếng báo động rằng các hoạt động cải tạo địa hình và xây dựng cơ sở trên các thực thể mà Bắc Kinh chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa là tín hiệu dự báo việc Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông.

Đài RFI đêm 2/10 dẫn lời giới lãnh đạo quốc phòng và an ninh Philippines cho rằng khả năng Trung Quốc tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông - tương tự như những gì họ đã làm trên Biển Hoa Đông - không còn xa.

Nhật báo “The Philippine Star”, xuất bản tại Manila, hôm 30/9 dẫn lời một số quan chức an ninh cao cấp của Philippines, lên tiếng báo động rằng các hoạt động cải tạo địa hình và xây dựng cơ sở trên các thực thể mà Bắc Kinh chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa là tín hiệu dự báo việc Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông.

Dẫn các nghiên cứu quân sự cũng như dữ liệu quan sát liên tục thu thập được, một quan chức an ninh cấp cao của Philippines hôm 29/9 đã xác định rằng việc Trung Quốc cải tạo và bồi đắp các rạn san hô đang tranh chấp trên Biển Đông là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh nhằm thiết lập ADIZ trong khu vực.

Phát biểu với nhật báo Philippines, quan chức này cảnh báo: “Trung Quốc chỉ còn chờ hoàn tất việc xây dựng các cơ sở hải quân và không quân trên các bãi mà Việt Nam gọi là Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên, Đá Ga Ven… để tuyên bố một vùng phòng không tại Biển Đông, tương tự như những gì Bắc Kinh đã làm ở Biển Hoa Đông".

Những hình ảnh gần đây nhất về khu vực (tháng 7/2014) cho thấy các bãi ngầm đã biến thành đảo cát nhân tạo với những cơ sở kiên cố, đường sá, bến tàu, thậm chí trồng cả dừa. Theo báo chí Philippines, Trung Quốc không chỉ xây dựng các cơ sở quân sự, mà còn chú ý đến những công trình dân sự như khách sạn hoặc hồ bơi để phục vụ du khách trong tương lai.

Theo một quan chức an ninh khác, Trung Quốc đang cải tạo các vùng chiếm đóng để có chỗ triển khai chiến đấu cơ và chiến hạm hòng buộc các nước khác tôn trọng vùng phòng khôn,g mà họ thiết lập. Hậu quả là quyền tự do đi lại trên biển và trên không của Philippines cũng như của các nước khác sẽ bị ảnh hưởng.

Theo Vietnam+

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm