| Hotline: 0983.970.780

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghĩ gì về Tiếng Việt lớp 1?

Thứ Hai 12/10/2020 , 22:11 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có buổi làm việc với Bộ Giáo dục Đào tạo về những phản ánh xôn xao của phụ huynh xung quanh bộ sách Tiếng Việt lớp 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nghe lãnh đạo Bộ Giáo dục Đào tạo báo cáo về vấn đề sách giáo khoa lớp 1 mới, vào chiều 12/10. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặc biệt quan tâm đến những phản ánh của phụ huynh đối với bộ sách Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn. Bởi lẽ, trên mạng xã hội, nhiều nhà văn và nhà giáo đã viết thư ngỏ đề nghị Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xử lý ngay bộ sách Tiếng Việt lớp 1, vì sự nguy hại có thể ảnh hưởng đến học sinh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Giáo dục Đào tạo và các đơn vị, cá nhân liên quan: “Trong các ý kiến góp ý, có những ý kiến khá gay gắt nhưng trong sự gay gắt đó thể hiện tâm huyết của cộng đồng mong muốn làm sao có được một bộ sách tốt nhất để dạy cho con em chúng ta. Tinh thần trước tiên là phải tiếp thu và trân trọng bằng tất cả tấm lòng!”.

Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 đang gây bão dư luận, khi nhiều bất cập được phơi bày. Với tư cách Tổng chủ biên, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ: “Tôi bình tĩnh để nhận ra được cái đúng, cái sai và giải quyết vấn đề. Tất cả những người biên soạn sách đều xây dựng nội dung dựa trên việc căn cứ vào mục tiêu chủ chốt của chương trình giáo dục. Đặc biệt với lớp 1, mục tiêu cần phải đạt được là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Trong năng lực lại phân thành hai loại là năng lực chung (tự chủ, hợp tác, sáng tạo) và năng lực đặc thù (cụ thể theo từng môn học).

Với môn Tiếng Việt là năng lực ngôn ngữ (nói, nghe, đọc, viết) và năng lực văn học (bước đầu cảm thụ về văn học). Chắc chắn một cuốn sách không có tính giáo dục sẽ không thể sử dụng được, vì vậy tất cả các tác giả khi biên soạn sách đều đặt mục tiêu giáo dục lên đầu tiên”.

Nhiều người đã đặt câu hỏi về vai trò của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa, khi xét duyệt choTiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn được trở thành một trong 5 bộ sách được dạy và học trong nhà trường. Giáo sư Trần Đình Sử - Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt lớp 1, phân tích về các từ ngữ ít thông dụng xuất hiện dày đặc trong cuốn sách giáo khoa này: “Những từ như “gà nhí”, “gà nhép”, “chả”, “tợp” đều có trong cuốn Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, nên không thể nói không thông dụng. Ngoài ra, với từ “chén” trong bài “Cua, cò và đàn cá” được sử dụng để chỉ việc ăn thô tục. Với bối cảnh của bài học này, dùng từ “chén” là hoàn toàn phù hợp, không sai”.

Bộ sách đang gây tranh cãi trên các diễn đàn.

Bộ sách đang gây tranh cãi trên các diễn đàn.

Liệu bộ sách Tiếng Việt lớp 1 có cần nhanh chóng chỉnh sửa cho phù hợp hơn? Tại sao sử dụng truyện ngụ ngôn để làm bài tập đọc cho học sinh lớp 1? Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Ngọc Thống, người đang giữ ghế Chủ biên chương trình môn Ngữ văn - Chương trình Giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục Đào tạo, bày tỏ: “Tôi nghĩ, việc đưa một câu chuyện vào dạy cho trẻ thế nào còn phụ thuộc vào câu hỏi hướng dẫn đọc và cách dạy của thầy cô giáo. Cũng truyện ấy nhưng giáo viên hướng học sinh hiểu thế nào cho đúng, cho nhân hậu, có ý nghĩa giáo dục cao là do tấm lòng, từ nhận thức, hiểu biết của người thầy… Trong chuyện này, nếu có hạn chế thì chỉ là các tác giả khi phỏng theo, biên tập lại cần chau chuốt hơn để câu văn hay, tránh thô thiển dễ gây hiểu nhầm.

Nhiều người nói sao không lấy ca dao, tục ngữ mà dạy. Thứ nhất trong sách cũng đã có ca dao tục ngữ; thứ hai chọn ngữ liệu nào trước hết phải phục vụ nhiệm vụ và yêu cầu là rèn luyện các âm, vần đang học… Vì thế, không phải ca dao, tục ngữ nào cũng đáp ứng được tất cả các yêu cầu nêu trên. Vả lại ca dao, tục ngữ cũng đâu phải luôn dễ hiểu, các câu chuyện về loài vật thường phù hợp hơn với trẻ đầu cấp tiểu học”.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.