| Hotline: 0983.970.780

Vì sao dư luận phản đối Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều?

Thứ Bảy 10/10/2020 , 19:51 (GMT+7)

Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn, đã bị phụ huynh và dư luận phản đối gay gắt, khi được một số trường tiểu học đưa vào giảng dạy.

Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều.

Bộ sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều.

Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn, từng được xếp vào hạng tiến bộ mang tầm vóc “công nghệ giáo dục”. Thế nhưng, “triết lý giáo dục” của Tiếng Việt lớp 1 ở đâu chưa thấy, mà những gì hiện ra trang sách đã khiến nhiều người bức xúc.

Tiếng Việt lớp 1 do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM ấn hành, với Tổng chủ biên là Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Tiếng Việt lớp 1 có những bài tập đọc được sử dụng truyện ngụ ngôn mà chính người lớn cũng không hiểu dụng ý của nhóm Cánh Diều biên soạn. Bài tập đọc “Hai con ngựa” chia làm hai phần, là một ví dụ.  

Đại diện nhóm Cánh Diều biên soạn, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết diễn giải: “Bài tập đọc “Hai con ngựa” được viết lại (phỏng theo) truyện “Ngựa đực và ngựa cái” của Lev Tolstoy, do Thúy Toàn dịch, in trong cuốn “Kiến và bồ câu”. Cốt truyện được giữ nguyên. Nhưng truyện dài nên phải chia làm 2 phần, có đánh số 1, 2. Trang sách anh (chị ) T chụp là phần 1. Phần 2 được học ngay sau phần 1.

Về nhân vật, chúng tôi phải sửa “ngựa đực, ngựa cái” thành “ngựa tía, ngựa ô” vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần “ưc”, “ai” và cũng vì không muốn nói chuyện “đực, cái”. Trong truyện của Lev Tolstoy, ngựa cái lười biếng xui ngựa đực không đi cày, nếu chủ quật roi thì tung vó đá lại. Ngựa đực làm theo lời ngựa cái. Bác nông dân thấy ngựa đực ương bướng, bèn đóng ngựa cái vào vai cày. Những chi tiết này đã được chúng tôi sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của Lev Tolstoy.

Về ý nghĩa, một nhà văn lớn như Lev Tolstoy không bao giờ viết một truyện tầm phào hoặc phản giáo dục. Ý nghĩa của câu chuyện này là: xui người khác làm bậy thì chính mình sẽ chịu hậu quả”.

'Hai con ngựa' (1)

"Hai con ngựa" (1)

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Dân không chấp nhận cách phân bua của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, với lý do: “Dù gì thì với trẻ em lớp 1 cũng không thể dùng tư duy ngắt dòng để ngắt truyện như thế này. Đây là truyện giáo dục chứ k phải truyện phim truyền hình. Chuyện này chẳng khác gì việc ngắt trang cho câu nói: "Phúc thống phục nhân sâm..." (trang 1) và rồi "... tắc tử" (tr. 2)! Nên nhớ, tư duy trẻ em chưa điều khiển được nút dừng”.

'Hai con ngựa' (2).

"Hai con ngựa" (2).

Những bài tập đọc trong Tiếng Việt lớp 1 không chỉ làm phụ huynh hoang mang, mà giới trí thức cũng ngao ngán.

Tiến sĩ Chu Mộng Long chia sẻ: “Tôi thật sự bất ngờ là truyện ngụ ngôn lại chiếm một dung lượng lớn trong sách Tiếng Việt 1. Cái chữ với trẻ em đã trừu tượng, lẽ ra chính câu chuyện và hình ảnh trực quan sẽ làm cho cái chữ trừu tượng trở nên gần gũi, dễ hiểu, đằng này người viết sách chủ quan ném truyện ngụ ngôn vào đó làm cho cái trừu tượng thêm trừu tượng và rắc rối, phức tạp hơn nữa. Đó là mục tiêu phát triển năng lực theo nghĩa đánh thức và phát huy tiềm năng của lứa tuổi hay thách đố trí tuệ trẻ em?”

Còn nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ cho rằng: “Sách Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn đang gây ra cơn bão phẫn nộ trong nhân dân, không chỉ với phụ huynh có vào lớp 1. Tôi thấy dưới các bài tập đọc thường có chữ “phỏng theo” hoặc “kể” theo truyện của nhà văn nước ngoài hay Việt Nam. Có tên người kể hay phỏng theo đó. Cách làm này cho thấy sự khôn khéo của nhóm làm sách, vừa không phải nghĩ, lại sẵn kho truyện muốn lấy gì thì lấy, bất chấp nội dung có phù hợp với trẻ bắt đầu tiếp cận với con chữ.

Con trẻ không phải là trò chơi của một nhóm người nhân danh cải cách. Mong các cấp có thẩm quyền cho thu hồi, tiêu huỷ cuốn sách rất phản giáo dục này để cứu những cháu bé phải học chúng trước khi quá muộn”.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết.

Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Diều biên soạn, bị phản đối gay gắt, có phải chỉ vì nội dung không? Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đặt nghi ngại: “Hiện có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được phép sử dụng ở Việt Nam, trong đó 4 bộ sách là của Nhà xuất bản Giáo dục VN. Còn bộ sách Cánh Diều mà chúng tôi là tác giả do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TPHCM ấn hành. Thời gian qua, báo chí có phản ánh sách của Nhà xuất bản Giáo dục VN khó dạy, chỉ có bộ sách Cánh Diều dễ dạy.

Vì vậy, chắc mọi người cũng hiểu là vì sao bỗng nhiên có rất nhiều người đang chĩa mũi nhọn, soi mói, bóp méo các nội dung trong sách của chúng tôi. Đây là một biểu hiện thiếu lành mạnh và nguy hiểm của cạnh tranh. Tôi được biết trước năm 1957 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam đều có nhiều sách giáo khoa cho một môn học, nhưng không có chuyện cạnh tranh xấu xa như thế này”.

Xem thêm
Phá vỡ khuôn mẫu quá khứ để tự do sống và yêu

Phá vỡ khuôn mẫu không có nghĩa là nổi loạn, mà là thoát khỏi những sự ràng buộc mang tính ám ảnh quá khứ để có thể mưu cầu hạnh phúc đích thực.

Quyền năng nàng dâu chế ngự thói quen bố mẹ chồng

Quyền năng nàng dâu không chỉ khiến người chồng răm rắp nghe theo, mà đôi khi còn làm bố mẹ chồng phải chấp nhận lép vế để giữ hòa khí gia đình.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?