| Hotline: 0983.970.780

Phối hợp chặt giữa sản xuất và tiêu thụ nông sản

Thứ Hai 08/11/2021 , 09:07 (GMT+7)

Sở NN-PTNT và Sở Công thương Hòa Bình sẽ tăng cường phối hợp trong việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản giai đoạn 2021 - 2025.

Mới đây, Sở NN-PTNT và Sở Công thương tỉnh Hòa Bình đã ký kết chương trình phối hợp về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025.

Ông Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, hiện ngành nông nghiệp Hòa Bình chỉ đạo chú trọng hỗ trợ cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cho các vùng trồng cây chủ lực, lợi thế của tỉnh, đảm bảo các điều kiện phục vụ tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu.

Ngành NN-PTNT và Công thương tỉnh Hòa Bình sẽ tăng cường phối hợp trong công tác liên quan tới sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Ảnh: Phương Thúy.

Ngành NN-PTNT và Công thương tỉnh Hòa Bình sẽ tăng cường phối hợp trong công tác liên quan tới sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Ảnh: Phương Thúy.

Sở NN-PTNT sẽ định kỳ cung cấp thông tin tới Sở Công thương về danh sách các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh; sản lượng, chủng loại, mùa vụ thu hoạch các mặt hàng nông, lâm, thủy sản phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sở Công thương Hòa Bình cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa cùng Sở NN-PTNT trong việc cung cấp thông tin về định hướng mở rộng thị trường và dự báo về nhu cầu thị trường nông, lâm, thủy sản trong nước; chủ động nắm các thông tin về thị hiếu và nhu cầu nhập khẩu, đánh giá nguồn cung và quy định liên quan đến nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của các nước từ Tham tán Thương mại, Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài (thuộc Bộ Công thương).

Bên cạnh đó, sẽ cập nhật, triển khai thông tin về tình hình thông quan tại cửa khẩu, hạn ngạch thuế quan, chương trình giới thiệu nền tảng hỗ trợ xuất khẩu nông sản... để gửi cho Sở NN-PTNT phục vụ công tác chỉ đạo điều hành sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường.

Hòa Bình đang xây dựng nhiều vùng cây ăn quả hướng tới xuất khẩu. Ảnh: TQ.

Hòa Bình đang xây dựng nhiều vùng cây ăn quả hướng tới xuất khẩu. Ảnh: TQ.

Sở Công thương cũng sẽ phối hợp với Sở NN-PTNT để tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý và tập huấn các kỹ năng quản trị cho doanh nghiệp, kỹ năng kinh doanh cho các HTX, chủ trang trại, hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Phối hợp trong thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường nội tỉnh, cân đối cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu (gạo, thịt, cá, rau, củ, quả, đường, muối, và vật tư nông nghiệp như phân bón, thức ăn chăn nuôi...) đảm bảo phục vụ tiêu dùng, sản xuất trong nội tỉnh và ứng phó với tình hình thiên tai, dịch bệnh.

Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, nhất là Sở Công thương và UBND các huyện, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); thẩm định sản phẩm OCOP; xây dựng thương hiệu và quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất, kinh doanh về bao bì, tem truy xuất nguồn gốc; quảng bá sản phẩm nông, lâm, thủy sản...

  • Tags:
Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.