| Hotline: 0983.970.780

Tái canh cây có múi tại Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025

Thứ Bảy 06/11/2021 , 01:29 (GMT+7)

Nhằm phát triển các vùng chuyên canh cây có múi, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh gợi mở nhiều ý tưởng trong chuyến công tác tại Hòa Bình.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh thăm HTX Nông sản 3T trồng giống cam Cao Phong. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh thăm HTX Nông sản 3T trồng giống cam Cao Phong. Ảnh: Bảo Thắng.

Ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh khảo sát tình hình sản xuất cây có múi tại tỉnh Hòa Bình. 

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho rằng đây là lúc thích hợp để địa phương tái canh các giống cam, bưởi trên địa bàn. "Một là tái canh, hai là phục hồi đất, ba là thâm canh bền vững. Đó là ba vấn đề tỉnh Hòa Bình cần tập trung giải quyết trong thời gian sắp tới", ông nói.

Theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, Hòa Bình có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp với phát triển cây có múi. Thu nhập từ các vườn cây có múi vẫn ở mức cao, nhưng có dấu hiệu giảm sút vài năm qua. Nếu người dân có thu nhập 300 - 350 triệu đồng/ha, phải dành một phần để phục hồi đất, bởi đó là yếu tố quyết định cho sức khỏe cây trồng.

Hiện một số vườn cam, bưởi tại Hòa Bình nhiễm một số bệnh như vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ... Ngoài những biện pháp xử lý cấp bách, mang tính thời điểm, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khuyên bà con nông dân cần chú trọng hai vấn đề.

Thứ nhất là giống, cần chọn và gieo trồng những giống chất lượng, sạch bệnh. Thứ hai là nâng cao sức khỏe đất, bằng cách tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, các biện pháp bẫy bả sinh học, tích cực tỉa cành, tạo tán, đảm bảo cây có đủ không gian sinh trưởng.

“Nhầm giống lúa, chúng ta chỉ mất ba tháng phục hồi, nhưng nếu canh tác nhầm giống cam, giống bưởi, người dân có thể lãng phí hàng chục năm”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.

Bên cạnh tư vấn những biện pháp kỹ thuật, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh còn khuyến cáo Hòa Bình đẩy mạnh việc cấp mã số vùng trồng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, nhằm hướng tới xuất khẩu. Ông cũng cho rằng thời điểm hiện tại, chuyển đổi số, công nghệ số đã len lỏi vào mọi ngõ ngách cuộc sống. Do đó, Hòa Bình cũng cần nghiên cứu việc tích hợp đa giá trị vào các sản phẩm nông sản, giúp nâng cao giá trị thặng dư một cách bền vững.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cùng Phó Chủ tịch UBND Hòa Bình, ông Đinh Công Sứ thăm vườn trồng giống bưởi đỏ Hòa Bình tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cùng Phó Chủ tịch UBND Hòa Bình, ông Đinh Công Sứ thăm vườn trồng giống bưởi đỏ Hòa Bình tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong. Ảnh: Bảo Thắng.

Báo cáo của Sở NN-PTNT Hòa Bình cho thấy, diện tích cây ăn quả tại Hòa Bình tăng trưởng nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây. Vào năm 2010, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh là hơn 1.000 ha, sản lượng 19.000 tấn, thì đến năm 2021 đã là 10.840 ha, sản lưởng 155.000 tấn, trong đó gần 8.000 ha phục vụ kinh doanh.

Địa bàn tỉnh có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rõ nét như: Vùng cam, quýt tập trung tại huyện Cao Phong, Lạc THủy, Kim Bôi. Vùng bưởi tập trung tại huyện Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn. Bộ giống cây có múi phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu rải vụ từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. 

Cây có múi ở Hòa Bình từng lập đỉnh vào giai đoạn năm 2015 - 2016, sau khi một số sản phẩm trên địa bàn được cấp chỉ dẫn địa lý. Khi ấy, nếu bán lẻ, cam Cao Phong có giá 100.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, hai, ba năm gần đây, một số vấn đề như tình trạng dư thừa, giá giảm, dịch bệnh xảy ra khiến Hòa Bình vừa phê duyệt Đề án Tái canh cây ăn quả có múi giai đoạn 2021 - 2025 (ngày 16/9/2021). Một số nội dung chính trong Đề án như: 100% diện tích trồng tài canh sử dụng nguồn giống sạch bệnh, áp dụng các gói kỹ thuật cải tạo kết cấu đất, và được cung cấp nước tưới chủ động.

Song song đó, Hòa Bình chủ trương mỗi xã/xóm chỉ có 1 - 2 giống chủ lực để hình thành các vùng trồng thuần, đạt yêu cầu quy mô diện tích để cấp mã số vùng trồng (tối thiểu 10 ha/mã số).

Đón nhận những gợi mở của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh, Phó Chủ tịch UBND Hòa Bình, ông Đinh Công Sứ cam kết nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, HTX sản xuất cây có múi.

Ông cũng kiến nghị Bộ NN-PTNT giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ, các viện nghiên cứu hỗ trợ Sở NN-PTNT tỉnh về việc cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, và kết nối thị trường tiêu thụ...

Xem thêm
Để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã

Theo ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, để phát triển chăn nuôi lợn bền vững, các địa phương cần chấn chỉnh công tác thú y tuyến huyện, xã.

Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’

Cần tăng cường kinh phí đầu tư cho nghiên cứu thú y, nhằm thể hiện rõ quan điểm ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’ trong công tác bảo vệ đàn vật nuôi.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất