| Hotline: 0983.970.780

Phòng, chống dịch bệnh vật nuôi và thủy sản năm 2023

Thứ Ba 14/03/2023 , 21:46 (GMT+7)

Sáng 14/3, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh vật nuôi, thủy sản năm 2023.

Sáng 14/3, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch phòng chống dịch bệnh vật nuôi, thủy sản năm 2023.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Đức, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, cho biết, hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn trong năm 2022 nhìn chung ổn định, các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm như lở mồm long móng, cúm gia cầm, viêm da nổi cục, dịch tả lợn Châu Phi... được kiểm soát tốt, số ổ dịch giảm 90% so với cùng kỳ năm 2021.

Hội nghị Triển khai Kế hoạch phòng chống dịch bệnh vật nuôi, thủy sản năm 2023. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hội nghị Triển khai Kế hoạch phòng chống dịch bệnh vật nuôi, thủy sản năm 2023. Ảnh: Nguyễn Thành.

Cũng theo ông Đức, việc phòng chống dịch bệnh động vật đã nhận được nhiều sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành; đồng thời, có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, người dân nên dịch bệnh sớm được phát hiện, tổ chức khoanh vùng, khống chế kịp thời, không lây lan ra diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế cho người dân và ngân sách.

Có thể nói, hiện nay, nhận thức về nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có những thay đổi, chuyển biến tích cực, vai trò của cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh đã được phát huy.

Đội ngũ cán bộ thú y, chăn nuôi thú y, khuyến nông cơ sở được trang bị kiến thức chuyên môn về kỹ thuật, tích cực tham gia có hiệu quả các hoạt động giám sát, phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

Trình độ kỹ thuật của người dân từng bước được nâng cao, nhiều tiến bộ kỹ thuật được nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn, nhiều vùng/cơ sở nuôi từng bước được đầu tư nâng cấp đảm bảo an toàn dịch bệnh… góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, hạn chế dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Tiêm vắc xin ít nhất 2 lần/năm để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tiêm vắc xin ít nhất 2 lần/năm để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh vật nuôi, thủy sản năm 2023, đại diện Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh cho biết, người dân, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cần chủ động phòng, chống hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm theo các Chương trình quốc gia phòng chống dịch bệnh giai đoạn 2020-2025.

Khống chế, dập tắt dịch bệnh ngay khi còn ở diện hẹp, sẵn sàng ứng phó nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới nhằm đảm bảo cho sản xuất chăn nuôi phát triển, bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Đối với dịch bệnh trên thủy sản nuôi, công tác phòng bệnh là chính, chữa bệnh là thứ yếu. Người dân, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ các khâu xử lý môi trường nuôi, nước thải, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên con giống thả nuôi; thực hiện khâu khai báo và quy trình nuôi trồng; giám sát chặt chẽ các loại dịch bệnh nguy hiểm tại 16 vùng nuôi tập trung, các Farm nuôi lớn.

Bên cạnh đó, tăng cường truyên truyền và phổ biến các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản; tập huấn và nâng cao năng lực, kỹ thuật cho đội ngũ thú y cơ sở, các Farm nuôi tập trung; khuyến cáo và xây dụng một số Farm nuôi lớn áp dụng các biện pháp an toàn dịch bệnh; thực hiện tốt khâu xét nghiệm mẫu phục vụ công tác kiểm dịch, thả nuôi.

Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 37.952 cơ sở chăn nuôi (trong đó có 03 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, 85 trang trại chăn nuôi quy mô vừa, 315 trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và 37.549 cơ sở chăn nuôi nông hộ). Tổng sản lượng thịt xuất chuồng các loại đạt 102.490 tấn (tăng 0,5% so với kế hoạch tỉnh giao, bằng 95,9% so với kịch bản tăng trưởng).

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.