| Hotline: 0983.970.780

Phòng, chống dịch chổi rồng hiệu quả không cao

Thứ Ba 26/08/2014 , 13:13 (GMT+7)

Chi cục BVTV tỉnh Tiền Giang cho biết: Bệnh chổi rồng xuất hiện tại Tiền Giang khá lâu và bùng phát thành dịch vào năm 2011. 

Khi đó, UBND tỉnh đã công bố dịch bệnh chổi rồng trên nhãn và được hỗ trợ nguồn kinh phí lớn cho công tác chống dịch là 43,31 tỷ đồng (ngân sách Trung ương 30,31 tỷ đồng, tỉnh 13 tỷ đồng).

Số tiền trên được chi mua thuốc BVTV cấp cho nhà vườn là 18,62 tỷ đồng, hỗ trợ cắt tỉa và phun xịt thuốc 23,02 tỷ đồng, hỗ trợ chuyển đổi cây trồng là 1,66 tỷ đồng. Số tiền bỏ ra cho công tác phòng, chống dịch là không nhỏ nhưng đến nay hiệu quả mang lại không cao.

Trong vòng 3 năm qua trên địa bàn Tiền Giang đã có 3.120 ha nhãn bị bệnh chổi rồng được đốn hạ chuyển sang trồng chanh, xoài, sầu riêng, vú sữa... Số diện tích còn lại thì có khoảng 898 ha tái nhiễm bệnh, trong đó diện tích nhiễm bệnh dưới 30% chiếm khoảng 618 ha, từ 30 - 70% là 280 ha.

Bệnh chổi rồng không dừng lại cây nhãn mà tiếp tục lây sang cây chôm chôm ở Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.