| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ sâu cắn chẽn hại lúa

Thứ Năm 20/05/2021 , 10:10 (GMT+7)

Sâu cắn chẽn, còn gọi là sâu cắn gié gây hại trên diện rộng trên cây lúa trong giai đoạn chuẩn bị làm đòng đến trổ bông khiến năng suất và sản lượng sụt giảm.

Một trong những dịch hại quan trọng trên cây lúa trong giai đoạn chuẩn bị làm đòng đến trổ bông như bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, rầy nâu sâu cắn chẽn, có chỗ bà con gọi là sâu cắn gié có tên khoa học là Mythima Separata Walker là mối quan tâm của nhà nông khi gây hại trên diện rộng.

Sâu cắn chẽn, còn gọi là sâu cắn gié. Ảnh: Thanh Tùng.

Sâu cắn chẽn, còn gọi là sâu cắn gié. Ảnh: Thanh Tùng.

Đặc điểm hình thái

Sâu non có màu nâu vàng nhạt, phía lưng có 4 vệt màu đen xám chạy dọc, đầu có màu nâu đậm, nhộng có màu nâu đỏ, con trưởng thành loài bướm có thân dài màu nâu tro nhạt hoặc nâu vàng nhạt.

Đồng lúa bị sâu cắn chẽn, còn gọi là sâu cắn gié gây hại. Ảnh: Thanh Tùng.

Đồng lúa bị sâu cắn chẽn, còn gọi là sâu cắn gié gây hại. Ảnh: Thanh Tùng.

Điều kiện gây hại

Sâu cắn chẽn gây hại vào thời tiết mát mẻ, mưa nhiều và ẩm độ cao, điều kiện thức ăn… ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng của con trưởng thành. Thông thường sâu gây vào những cánh đồng trũng thấp, quanh bờ cỏ rậm rạp, ruộng khó thoát nước, trên lúa sâu gây hại giai đoạn chuẩn bị làm đòng hoặc sau khi lúa trổ đều. Cách dễ nhận biết, khi phun xịt sâu trưởng thành thường hay đeo bám trên ống quần của nông dân.

Sâu gây hại thành từng đàn, gây hại trên diện rộng nếu không phòng trừ kịp thời ảnh hưởng lá đòng gây thất thu năng suất, sâu tuổi 1 phá hại để lại những vệt trắng dài nham nhở; sâu tuổi 2-3 gặm khuyết lá; sâu tuổi 4-6 ăn từ mép, bìa lá vào chỉ chừa gân lá và thân, đôi khi còn cắn đứt ngang cuống bông và cuống gié lúa. Con trưởng thành hoạt động vào ban đêm, ban ngày thường ẩn dưới gốc lúa hay trong đám cỏ.

Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng làm sạch cỏ quanh bờ, làm đất kỹ để diệt nhộng của sâu.

- Thăm đồng thường xuyên, sạ thưa, bón phân cân đối, tăng cường bón phân kali giúp lúa cứng cáp, phát hiện sớm diệt sâu còn nhỏ 1 - 2 tuổi.

- Hạn chế phun thuốc sâu gốc hóa học trước 30 ngày sau sạ, bảo vệ thiên dịch có lợi trên đồng ruộng.

Sản phẩm đặc trị hiệu quả Sâu cắn chẽn (sâu cắn gié) gây hại trên cây lúa của Cty CP BVTV Sài Gòn (SPC) Ảnh: Thanh Tùng.

Sản phẩm đặc trị hiệu quả Sâu cắn chẽn (sâu cắn gié) gây hại trên cây lúa của Cty CP BVTV Sài Gòn (SPC) Ảnh: Thanh Tùng.

- Giai đoạn lúa chuẩn bị làm đòng đến trổ đều nếu phát hiện sâu 2-3 con /m2 tiến hành phun thuốc đặc trị chứa hoạt chất Emamectin benzoate như Comda Gold 5WG, liều lượng pha 20g/ bình máy 25 lít nước, phun 1,5 – 2 bình cho 1 công lớn (1.300 m2), vận động các hộ dân lân cận phun đồng loạt nhằm dập dịch gây hại trên diện rộng.

Thực tế, hộ nông Nguyễn Thị Chuộng (Ấp Vĩnh Hanh, xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang) phun Comda Gold 5WG cho hiệu quả cao, sau phun 2 ngày sâu chết đạt trên 90% nên rất tâm đắc với sản phẩm, Comda Gold 5WG là sản phẩm thuốc trừ sâu gốc sinh học, ít ảnh hưởng môi trường và ít độc hại cho người sử dụng, thời gian cách ly sau 3 ngày phun.

Xem thêm
Hướng dẫn bón phân Văn Điển cho cây cà phê Tây Nguyên giai đoạn cuối vụ

Cây cà phê ở Tây Nguyên giai đoạn cuối vụ cần được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển để phục hồi đất và cây sau thu quả, phục vụ canh tác bền vững.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?