| Hotline: 0983.970.780

Phú Yên giàu đẹp nhờ nông thôn mới

Thứ Hai 18/01/2021 , 09:06 (GMT+7)

Đến nay toàn tỉnh Phú Yên có 58/83 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 5 xã của 2 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Những ngày này về các xã, huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới ở Phú Yên, trường học, chợ, nhà văn hóa khang trang, một miền quê yên bình thoáng mát với những con đường bê tông sạch sẽ.

Xuân Quang 2 là một xã của huyện miền núi Đồng Xuân vừa đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Từ khi xây dựng nông thôn mới, xuất phát điểm thấp, xã đạt dưới 5 tiêu chí, qua 8 năm xây dựng nông thôn mới đến nay bộ mặt nông thôn của địa phương này ngày một khởi sắc, đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên.

Đến nay toàn tỉnh Phú Yên có 58/83 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 5 xã của 2 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ảnh: MHN

Đến nay toàn tỉnh Phú Yên có 58/83 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 5 xã của 2 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ảnh: MHN

Ông Nguyễn Đức Thi, Chủ tịch UBND xã Xuân Quang 2 chia sẻ: Trong thời gian xây dựng nông thôn mới, xã vận động nhân dân làm đường giao thông nông thôn đã thực hiện bê tông hóa trên 4,2km đường.  Đến nay, bộ mặt nông thôn của xã được thay đổi, xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn. Trên tuyến đường chính La Hai – Đồng Hội, đi qua suốt chiều dài của xã Xuân Quang 2 đã có hệ thống điện đường chiếu sáng. 

Cùng với xây dựng nông thôn mới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đời sống nhân dân đã từng bước nâng cao rõ nét, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 24/1.228 hộ, chiếm tỉ lệ 1,9%. Theo ông Nguyễn Hữu Từ, Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân: Từ năm 2012 đến nay, xã đã huy động trên 115,9 tỉ đồng để triển khai chương trình, trong đó ngân sách Trung ương gần 68 tỉ đồng, ngân sách tỉnh trên 7,7 tỉ đồng, huy động nhân dân đóng góp trên 9,7 tỉ đồng…

Xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu) là xã bãi ngang ven biển. Xuất phát điểm thấp nhưng trong thời gian xây dựng nông thôn mới đến nay, diện mạo ở các thôn của xã này đã thay đổi, đời sống người dân được cải thiện. Ông Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND xã Xuân Thịnh, cho biết: Một trong những giải pháp trọng tâm để giảm được tỉ lệ hộ nghèo theo mục tiêu đề ra, đó là xã đã thực hiện hiệu quả các mô hình hỗ trợ nhân dân sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Từ đó, đầu năm 2020, xã có 99 hộ, chiếm 3,66%; trong đó, 27 hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, chiếm 2,67%.

Xã Hòa Thành (TX Đông Hòa) là xã đầu tiên của TX Đông Hòa, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Từ khi xây dựng nông thôn mới đến nay, xã đã huy động được sức dân làm đường bê tông nông thôn. Theo đó, đường trục thôn, xóm được bê tông với chiều dài 19,9/19,9km, đạt 100%; đường ngõ, xóm được bê tông 21,6km, đạt 64,14%; đường trục chính nội đồng được bê tông hóa 11,4km, đạt 58,7%. Những con đường đất quanh co, lầy lội giờ đã được thảm bê tông, tạo diện mạo mới cho bộ mặt làng quê...

Theo ông Nguyễn Trãi, Chủ tịch UBND xã Hòa Thành, sau đường giao thông nông thôn là điện “Thắp sáng làng quê” chạy dài suốt tuyến. Về trường học, tỉ lệ trường học các bậc mầm non, tiểu học, THCS, có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia.  Về tiêu chí y tế, người dân tham gia bảo hiểm y tế 14.770/14.959, đạt tỉ lệ 98,4%, tăng 27,94% so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 của xã đạt gần 45,6 triệu đồng/năm. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 1,53%.

Xã Hòa Quang Nam (huyện Phú Hòa) vừa tổ chức lễ đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đi qua 6 thôn: Đại Phú, Đại Bình, Quang Hưng, Phú Thạnh, Mậu Lâm Nam và Nho Lâm của xã Hòa Quang Nam những ngày này có 9 tuyến đường trục thôn và đường liên thôn đã được nhựa hóa và bê tông hóa, với chiều dài15,49 km. Cùng với đó 207 tuyến đường ngõ, xóm gồm, chiều dài 32 km, đã được bê tông.

Ông Lê Ngọc Tính, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa cho biết: Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đi vào lòng dân vì chính họ là người hưởng lợi. Trong thời gian tới, Phú Hòa quyết tâm giữ vững danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm