| Hotline: 0983.970.780

Phục tráng giống lúa Cáy Nọi

Thứ Hai 09/12/2013 , 10:47 (GMT+7)

TGST của giống lúa Cáy Nọi dài ngày hơn giống khác nên cần xuống giống sớm hơn 1 tháng. Cấy lúa Cáy Nọi không nên bón phân hóa học...

Cáy Nọi giống lúa nếp được nhắc đến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Bẵng đi khoảng 40 năm nay giống lúa này không còn hiện hữu trên đất Mai Châu (Hòa Bình).

Năm 2013, thực hiện chủ trương của Huyện ủy Mai Châu xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết 24 và sự hỗ trợ của Trung tâm Cohed (một tổ chức phi Chính phủ), lãnh đạo xã Mai Hịch đã cử người lên xã Chiềng Khừa, huyện Mộc Châu (Sơn La) tìm giống lúa trên về trồng.

Anh Vi Văn Hưởng ở thôn Hịch 2, xã Mai Hịch là một trong hai người được cử lên Sơn La tìm giống Cáy Nọi chia sẻ: “Việc chúng tôi chọn Chiềng Khừa để kiếm tìm giống lúa là vì thấy phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên của Mai Hịch có điểm tương đồng với địa phương này. Sau khi trình bày nguyện vọng, lãnh đạo xã Chiềng Khừa đồng ý và giúp chúng tôi mua 17 kg thóc giống Cáy Nọi.


Ruộng lúa Cáy Nọi của anh Lê Văn Ngoàn

Ngoài việc mua được đúng giống, thời gian ở lại Chiềng Khừa, chúng tôi đã gặp gỡ nhiều nông dân để nghe họ truyền đạt kinh nghiệm SX. Anh em chúng tôi đã ghi chép rất kỹ lưỡng những gì mà họ chia sẻ từ việc ngâm, ủ giống đến canh tác, chăm sóc... Tất cả được chúng tôi ghi chép lại một cách đầy đủ để về phổ biến”.

Anh Lê Văn Ngoàn, thôn Cha Lang là một trong số những người đầu tiên của xã Mai Hịch sử dụng giống nếp Cáy Nọi trong vụ mùa 2013. Sau một vụ SX, nhận thấy lúa thích ứng với điều kiện đất đai, khí hậu ở Mai Hịch.

Anh Ngoàn cho biết: “TGST của giống lúa Cáy Nọi dài ngày hơn giống khác nên cần xuống giống sớm hơn 1 tháng. Cấy lúa Cáy Nọi không nên bón phân hóa học. Nếu bón sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của gạo, nhất là mùi thơm và hương vị đặc trưng vốn có của nó".

Theo anh Ngoàn thì khi cấy lúa, chỉ cần bón phân chuồng và 3 kg kali cho 1 sào. Trong khi các giống khác phải bón phân hóa học, sử dụng thuốc BVTV do lúa bị đạo ôn, rầy nâu thì Cáy Nọi không mất một đồng mua thuốc vì từ lúc cấy đến lúc thu hoạch, lúa chẳng bị sâu bệnh gì.

Nói về năng suất, anh Ngoàn cho hay: “Do là vụ đầu nên việc nắm bắt kỹ thuật thâm canh chưa được áp dụng một cách bài bản nên ảnh hưởng phần nào đến năng suất. Vụ mùa vừa rồi, tôi cấy 720 m2 lúa Cáy Nọi cho thu hoạch được 3 tạ. Bông lúa to, dài, hạt to, tròn”.

Tinh thần của xã Mai Hịch là toàn bộ số thóc Cáy Nọi mà các hộ SX được trong vụ mùa vừa rồi sẽ được dùng làm thóc giống cho toàn xã đưa vào gieo cấy vụ xuân 2014.

Anh Ngoàn tâm sự: “Các cán bộ Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông và Trạm BVTV huyện thường xuyên về kiểm tra tình hình sinh trưởng, phát triển của lúa và đều đánh giá rất cao về tính ưu việt của nó. Đã có 152 hộ dân trong xã đăng ký với gia đình tôi mua giống để SX vụ xuân tới”.

Ông Vi Văn Tít, Chủ tịch UBND xã Mai Hịch cho biết: “Kế hoạch là sẽ nhân rộng ra cho nhân dân toàn xã SX giống nếp Cáy Nọi trong vụ xuân 2014. Việc khôi phục lại một giống lúa truyền thống của địa phương trong điều kiện xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch cộng đồng là bước đi đúng đắn của địa phương”.

Trước câu hỏi, trong khi nhiều xã đưa giống lúa mới năng suất, chất lượng cao để SX thì Mai Hịch lại đi tìm một giống mà đã hơn 40 năm không còn hiện hữu trên cánh đồng của địa phương, ông Tít cho rằng: “Chúng tôi khôi phục để bảo tồn và tiến tới phát huy chứ không nghĩ đến việc sẽ thay thế các bộ giống lúa khác. Điều đó cũng có ý nghĩa bảo tồn một sản phẩm phi vật thể có giá trị để lớp lớp thế hệ con cháu nơi đây biết được về nó.

Dù nó đã mai một nhưng khi tìm được giống đưa vào SX, chúng tôi thấy rất vui. Bởi giống vẫn giữ được những phẩm chất ưu việt vốn có của nó như thích hợp với điều kiện SX ở đây; chống chịu sâu bệnh rất tốt; gạo dẻo và thơm. Tuy năng suất không cao nhưng chi phí và công sức đầu tư rất thấp, không đáng kể”.

Ông Tít cũng cho hay, đồng chí Hà Công Thể, PCT UBND huyện Mai Châu cũng rất mê giống lúa Cáy Nọi này và đề nghị tiếp tục theo dõi tình hình SX ở vụ xuân tới đây ở Mai Hịch để có thể nhân rộng ra các xã ở vụ tiếp theo. Chúng tôi đang kỳ vọng ở sự thành công của bà con nông dân trong vụ mới.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm