| Hotline: 0983.970.780

Phục tráng thành công giống dưa chuột nếp Hà Trung

Thứ Tư 10/01/2024 , 11:57 (GMT+7)

THANH HÓA Sau phục tráng, giống dưa chuột nếp Hà Trung cho năng suất, chất lượng cao, hiệu quả sản xuất tăng 20 – 25%.

Lãnh đạo Sở KH-CN Thanh Hoá kiểm tra, đánh giá ruộng sản xuất dưa nếp thương phẩm bằng giống mới phục tráng. Ảnh: Hải Tiến.

Lãnh đạo Sở KH-CN Thanh Hoá kiểm tra, đánh giá ruộng sản xuất dưa nếp thương phẩm bằng giống mới phục tráng. Ảnh: Hải Tiến.

Vừa qua, Sở KH-CN tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) tổ chức đánh giá và nghiệm thu mô hình sản xuất giống dưa chuột nếp trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hà Trung (Thanh Hoá) cho biết, giống dưa chuột nếp được gieo trồng ở địa phương từ gần 100 năm nay, chất lượng quả ăn rất ngon, vị ngọt mát, hương thơm nhẹ. Tuy nhiên do sản xuất quá lâu ngày, giống đã bị thoái hoá, giảm năng suất chất lượng và nhiễm nhiều loại sâu bệnh khó phòng trừ. Trước thực trạng đó, theo đề nghị của huyện huyện Hà Trung, Sở KH-CN Thanh Hoá đã triển khai Đề tài "Nghiên cứu phục tráng, Phát triển giống dưa chuột nếp đặc sản của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá".

Đề tài nghiên cứu được triển khai ở vụ đông 2023 với tổng diện tích thực hiện 7ha, trong đó có 1ha sản xuất hạt giống dưa chuột nếp phục tráng, 6ha trình diễn sản xuất dưa chuột nếp thương phẩm an toàn hàng hóa theo hướng VietGAP. Địa điểm triển khai đề tài nghiên cứu tại 3 xã gồm Hà Lĩnh, Hà Long và Hà Giang (huyện Hà Trung). Nguồn giống đưa vào trồng gồm giống dưa chuột nếp bản địa (mới phục tráng bởi các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau quả) và đối chứng (giống dưa nếp chưa phục tráng).

Vườn dưa chuột nếp giống mới phục tráng luôn sạch bệnh. Ảnh: Hải Tiến.

Vườn dưa chuột nếp giống mới phục tráng luôn sạch bệnh. Ảnh: Hải Tiến.

Bà Nguyễn Thị Tuyên ở xã Hà Lĩnh trồng 1.950m2 dưa chuột nếp mới phục tráng cho sản lượng 9.000kg quả, bán được 162 triệu đồng, lợi nhuận đạt hơn 39 triệu đồng, hiệu quả sản suất tăng cao 20 – 25% so với đổi chứng. Cây dưa sinh trưởng, phát triển khoẻ, ít sâu bệnh hại, năng suất, chất lượng quả vượt trội so với vườn trồng bằng giống dưa nếp cũ, bán sỉ tại vườn được 18.000 – 20.000 đồng/kg.

Bà Mai Thị Hồng, một hộ dân khác trồng giống dưa chuột nếp mới phục tráng cũng nhận xét giống dễ canh tác theo hướng VietGAP vì không bị chết xanh, héo vàng, nhất là bệnh do nấm phấn trắng. Theo bà Hồng, những năm trước, trồng bằng hạt giống chưa phục tráng, nhà vườn nào cũng bị chết xanh và héo vàng với tỷ lệ 40% số cây trên ruộng, nấm phấn trắng cũng gây hại tới 70% số lá dưa trên cây.

Vụ đông này, bà Hồng trồng 1.000m2 dưa chuột nếp (giống đã phục tráng) theo hướng VietGAP, thu hoạch được 5.000kg quả, trừ mọi chi phí đầu tư còn lãi hơn 20 triệu đồng.

Ruộng đối chứng (trồng giống chưa phục tráng) bị nhiễm rất nhiều sâu bệnh. Ảnh: Hải Tiến.

Ruộng đối chứng (trồng giống chưa phục tráng) bị nhiễm rất nhiều sâu bệnh. Ảnh: Hải Tiến.

"Trồng dưa VietGAP phải bỏ vốn đầu tư cao hơn đáng kể so với cách làm truyền thống do giá các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học đều rất đắt, công chăm sóc nhiều hơn vì phải kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phun phòng trừ sớm khi vết bệnh chớm phát sinh hoặc sâu hại đang tuổi 1 thì hiệu quả của thuốc mới đạt cao", bà Hồng bổ sung.

TS Trịnh Văn Suý, Phó Giám đốc Sở KH-CN Thanh Hoá đánh giá, dưa chuột nếp tại mô hình ở các xã Hà Long, Hà Lĩnh và Hà Giang đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Trong đó, phục tráng thành công giống dưa chuột nếp đặc sản của huyện Hà Trung có đủ các đặc tính ưu tú của giống bản địa cổ truyền như chất lượng sản phẩm cao, có hương thơm hấp dẫn, năng suất trung bình đạt 45 - 50 tấn/ha, giống có khả năng chống chịu tốt, đặc biệt là khả năng chống chịu các bệnh nguy hiểm do nấm, virus và vi khuẩn gây hại.

Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu còn xây dựng được mô hình sản xuất dưa chuột nếp thương phẩm an toàn hàng hóa theo hướng VietGAP, cho giá trị thu nhập cao và mô hình sản xuất hạt giống dưa chuột nếp đặc sản. Thời gian tới, Sở KH-CN Thanh Hóa sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương trên địa bàn triển khai kết quả của đề tài ra diện rộng.

Ths Lê Thị Tình (Viện Nghiên cứu Rau quả) thu hạt giống dưa nếp phục tráng. Ảnh: Hải Tiến.

Ths Lê Thị Tình (Viện Nghiên cứu Rau quả) thu hạt giống dưa nếp phục tráng. Ảnh: Hải Tiến.

Ông Hoàng Đình Thoả, Giám đốc HTX Nông nghiệp 3 Hà Lĩnh cho hay, huyện Hà Trung có khoảng 150ha cây dưa chuột, trồng chủ yếu vào vụ đông tại các xã Hà Giang, Hà Lĩnh và Hà Long. Việc phục tráng thành công giống dưa chuột nếp đặc sản của địa phương không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị thu nhập cho nhà nông mà còn có ý nghĩa lớn về sức khoẻ và môi trường dân sinh, giúp giảm thiểu sâu bệnh hại, giảm thuốc bảo vệ thực vật phun trên cây dưa, góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái.

Chủ nhiệm Đề tài, Ths Lê Thị Tình (Viện Nghiên cứu Rau quả) cho biết, để phục tráng thành công giống dưa chuột nếp Hà Trung, từ năm 2021, các nhà khoa học của Viện đã thu thập hạt giống dưa bản địa, gieo trồng rồi chọn những cá thể xuất sắc nhất cho nhân dòng, sau tiếp tục lọc dòng, bồi dưỡng dòng để cho ra giống dưa bản địa đặc sắc nói trên.

Ths Tình khuyến cáo, giống dưa chuột nếp mới phục tráng có thể thoái hoá trở lại, nếu nhà nông bón phân không cân đối, sử dụng nhiều hoá chất kích thích sinh trưởng hoặc bón quá ngưỡng phân hoá học so với quy trình kỹ thuật đã được tập huấn, đào tạo.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm