| Hotline: 0983.970.780

Phun, phun và... phun!

Thứ Hai 29/11/2010 , 10:56 (GMT+7)

Tại nhiều cuộc hội thảo đầu bờ, trong một số tài liệu “bướm”, nông dân được một số công ty thuốc BVTV huấn luyện dùng thuốc BVTV theo nguyên tắc “1 đúng”, đấy là đúng thuốc, còn 3 đúng còn lại, bao gồm đúng liều, đúng cách và đúng thời gian thì bỗng rơi rớt mất rồi.

Thông thường quy trình sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “1 đúng” được các diễn giả trình bày theo sơ đồ đơn giản, dễ nhớ, đấy là khi ủ mạ thì dùng thuốc gì (1) để xử lý hạt giống, gieo sạ thì dùng thuốc gì (2), lúa đang tuổi mạ thì dùng thuốc gì (3), lúa đẻ nhánh thì dùng thuốc gì (4), tượng đòng thì dùng thuốc gì (5, 6), trổ thì dùng thuốc gì (6, 7) cong trái me thì dùng thuốc gì (8)…

Họ luôn căn dặn phòng bệnh hơn chữa bệnh, cứ đến ngày đến tháng đến cữ là… phun. Phun, phun, và phun. Thậm chí còn gọi kiểu phun thuốc theo nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” trên là “IPM thế hệ mới”. Ngạc nhiên nhưng không lạ, bởi chiêu thức trên không những chỉ là đặc hữu của một vài công ty thuốc BVTV ở VN mà còn ở Indonesia và một số nước khác trên thế giới.

Theo các nhà nghiên cứu, nhìn lại quá trình sử dụng thuốc BVTV ở nước ta bắt đầu từ cuộc cách mạng xanh trên lúa những năm 1966-1967 như các nước đã và đang trải qua, đó là quá trình chuyển biến bắt đầu từ nền canh tác truyền thống hoàn toàn không sử dụng hoá chất BVTV chuyển sang sử dụng thuốc BVTV một cách cân bằng; đến sử dụng quá mức thuốc BVTV dẫn đến việc hình thành tính kháng thuốc của dịch hại và gây bùng phát dịch hại; và cuối cùng là lạm dụng quá mức thuốc BVTV dẫn đến tính kháng thuốc hình thành dễ dàng, mất đi vai trò của thuốc BVTV, và giảm hiệu lực của thuốc.

Để làm giảm nguy cơ của việc sử dụng thuốc BVTV đến sức khỏe cộng đồng và môi trường thì cần phải tiến hành một quá trình đi ngược lại quá trình trên, mà đích cuối cùng của nó là một nền canh tác nông nghiệp hữu cơ, trong đó sử dụng biện pháp sinh học đóng vai trò chủ đạo nhằm bảo tồn hệ sinh thái nông nghiệp bền vững.

Không thể phủ nhận vai trò của các công ty sản xuất kinh doanh thuốc BVTV trong việc “xã hội hóa công tác khuyến nông” chuyển giao các TBKT đến với một đối tượng chung là người nông dân. Chính nhờ sự trợ giúp của công ty này mà các TBKT như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, "thâm canh lúa cải tiến SRI”, “sản xuất lúa theo VietGAP”… đã nhanh chóng được triển khai góp phần tăng năng suất lúa, giảm giá thành, kiểm soát tốt dịch hại nguy hiểm.

Thế nhưng trong một chừng mực nào đấy các lợi ích trong chuỗi giá trị lại mâu thuẫn nhau, các TBKT trên càng được nông dân áp dụng rộng rãi thì việc sử dụng thuốc BVTV sẽ giảm bớt, kéo theo sự sụt giảm về doanh số và lợi nhuận của các công ty.

Trong thời đại bùng nổ của thông tin hiện nay và chủ trương đa dạng hóa, xã hội hóa hình thức khuyến nông, một mặt giúp người nông dân tiếp cận được nhiều nguồn thông tin hữu ích cho nghề nông, nhưng mặt khác đặt người nông dân, nhất là phần lớn nông dân của ta chưa được đào tạo, thiếu hiểu biết cơ bản lại dễ có những nhận thức sai về sử dụng thuốc BVTV.

Để khắc phục tình trạng nhiễu thông tin, thông tin không chính xác, thiết nghĩ việc giúp người nông dân cân nhắc khi lựa chọn kênh khuyến nông đáng tin cậy phải là trách nhiệm của nhà nước.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm