| Hotline: 0983.970.780

QH thảo luận Luật Thủ đô: Sửa “lệnh” hay thông qua luật?

Thứ Tư 17/11/2010 , 10:46 (GMT+7)

Hôm qua, thảo luận về Luật Thủ đô, nhiều ĐBQH cho rằng chỉ cần sửa Pháp lệnh Thủ đô, chưa cần thiết ban hành luật này. Nếu “cố” thông qua, chính quyền thủ đô sẽ “ôm không xuể”.

ĐB Nguyễn Thị Khá: Hà Nội quy định siết nhập cư là không khả thi

Hôm qua, thảo luận về Luật Thủ đô, nhiều ĐBQH cho rằng chỉ cần sửa Pháp lệnh Thủ đô, chưa cần thiết ban hành luật này. Nếu “cố” thông qua, chính quyền thủ đô sẽ “ôm không xuể”.

ĐB Đặng Như Lợi (Cà Mau) băn khoăn bởi 20 cơ chế đặc thù đặt ra trong dự án Luật Thủ đô được trình QH lần này có nhiều cơ chế “khó hiểu”. “Tôi thấy luật đang tạo ra một sự không công bằng. Chúng ta đặt ra đặc thù và ưu tiên để xử lý đặc thù đó, nhưng không phải để không đảm bảo sự công bằng trong tổng thể” - ĐB Lợi bày tỏ. Còn ĐB Lê Văn Học (Lâm Đồng) nêu: Trong dự thảo luật có đến gần 20 cơ chế chính sách đặc thù nhưng chưa giải thích rõ tại sao lại phải có thêm từng ấy cơ chế chính sách?

Không hài lòng về quy định siết nhập cư, ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cho rằng những biện pháp hành chính nhằm hạn chế người nhập cư làm gia tăng quá mức dân số Hà Nội là không khả thi: “Thóc ở đâu, bồ câu đến đó, xu hướng nhập cư là tất yếu. Thay vì sử dụng những rào cản hành chính, Hà Nội cần có những biện pháp cụ thể hơn”.

Đồng tình với ý kiến trên, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) bổ sung: “Trước khi áp dụng Luật Cư trú, chúng ta đã từng áp dụng nhiều biện pháp hành chính để hạn chế dân nhập cư vào thành phố lớn nhưng không có hiệu quả”. Đối với việc tăng mức xử phạt hành chính trong nội đô, ông Vinh đặt các câu hỏi: “Tăng phạt có giải quyết được bức xúc không? Cơ sở nào quy định mức phạt cao không quá 5 lần cả nước, trong khi thu phí chỉ cao không quá 3 lần".

“Trong dự thảo luật nêu Hà Nội phải trở thành trung tâm an toàn về giao thông. Nhưng tôi thấy người nước ngoài rất sợ những vạch ngang dành cho người qua đường mà xe vẫn cứ ngang nhiên phóng qua khi đèn đỏ. Đặc biệt có những loại thanh niên đầu trọc, không đội mũ, tóc đỏ phóng bạt mạng và công an đứng nhìn không làm gì cả. Tôi có hỏi đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an. Đồng chí bảo nếu đuổi bắt bọn này thì nó sẽ gây TNGT cho nên công an sẽ dùng những biện pháp nghiệp vụ khác để khắc phục tình trạng này. Nhưng tôi đợi mãi không thấy khắc phục mà giao thông càng thêm rối” - ĐB Nguyễn Lân Dũng.
Dự thảo luật cũng nêu các quy định không cho phép xây dựng mới trong nội thành các trường đại học, bệnh viện, quy định giao cho Hà Nội quản lý hệ thống đường bộ (trừ đường cao tốc, quốc lộ)… được ĐB Lê Văn Học (Lâm Đồng) nhận xét là “sẽ khiến chính quyền Hà Nội ôm không xuể”. ĐB Trần Du Lịch (TP HCM) đề nghị QH nên ban hành một nghị quyết có giá trị như luật, trong đó quy định một số chính sách đặc thù để xử lý, giải quyết cho Hà Nội phát triển và chuẩn bị một cách bài bản hơn cho vấn đề xây dựng một thủ đô trên nền tảng phải sửa Hiến pháp.

ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nói: Khi chúng ta thảo luận về vấn đề mở rộng Hà Nội, vấp đầu tiên là Hiến pháp, một TP Sơn Tây vừa được công nhận chưa ráo mực đã lại trở lại là thị xã. Chúng ta đang đòi hỏi một trong những giải pháp để giải quyết đô thị Hà Nội là có nhiều TP vệ tinh nhưng nếu áp dụng Hiến pháp hiện nay thì không thể có TP vệ tinh được, chỉ có những thị xã, thị trấn”. Vì vậy ĐB này đề nghị “sửa đổi Pháp lệnh đã có, sau đó mới xây dựng Luật đô thị, Luật Thủ đô”.

ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắc Lắk) nói: Tôi rất ngạc nhiên, trong lần trước khi chúng ta biểu quyết thông qua mở rộng Hà Nội thì có đồng chí bảo với tôi là nếu xét tiêu chuẩn người mù chữ, người dân tộc v.v... thì lúc bấy giờ Hà Nội mở rộng không đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3. Không hiểu sao bỗng dưng lại có quyết định “nhảy” thành đô thị đặc biệt và là Thủ đô lớn thứ 3 thế giới (theo tra cứu Wikipedia, chỉ sau Tokyo và Bắc Kinh). Hà Nội đã rất rộng rồi, rất có nhiều điều kiện thì bây giờ không cần luật mà chỉ sửa Pháp lệnh Thủ đô, đề nghị QH không thông qua Luật trong kỳ này.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm